Dùng nồi cơm điện bong lớp chống dính có hại không: Chuyên gia giải đáp
Sau một thời gian sử dụng, lớp chống dính ở lòng nồi cơm điện có thể bị bong ra.
20:05 12/01/2024
Nhiều người không biết liệu chất chống dính này có làm ảnh hưởng đến sức khỏe hay không.
Nồi cơm điện là thiết bị gia dụng không thể thiếu trong căn bếp của các gia đình. Nó giúp việc nấu nướng trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Bạn chỉ cần vo gạo rồi đổ vào nồi, thêm nước và nhấn nút nấu. Nồi cơm điện sẽ đảm bảo cơm vừa chín tới, không bị cháy và lúc nào cũng ấm nóng.
Phần ruột nồi cơm điện ngày nay hầu như đều được tráng một lớp chống dính để đảm bảo cơm không bị dính vào đáy nồi và không bị cháy. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, bạn sẽ thấy lớp chống dính này bị bong ra. Nhiều người thắc mắc không biết nếu chẳng may ăn phải lớp chống dính này thì có hại hay không.
Hiện nay, các lõi nồi cơm điện thường làm bằng kim loại (chủ yếu là làm bằng nhôm) để có khả năng dẫn nhiệt tốt. Trên bề mặt nhôm, người ta sẽ phủ một lớp chống dính để khi nấu các hạt cơm không bị dính vào thành và đáy nồi. Chất chống dính này được gọi là teflon.
Teflon là một chất trơ, tức là nó không có phản ứng với cơm trong khi nấu. Lớp teflon này bắt đầu bị hư hỏng ở mức nhiệt từ 230-260 độ C và phân hủy khi nhiệt độ cao hơn 350 độ C.
Nghiên cứu của Đại học Newcastle và Đại học Flinders (Australia), cho tháy chỉ một vết xước nhỏ trên lớp chống dính của các dụng cụ nhà bếp có thể giải phóng khoảng 9.100 hạt nhựa trong khi nấu nướng. Đặc biệt, khi vết xước của lớp chống dính lớn từ vài milimet trở lên, nó có thể giải phóng 2,3 triệu hạt vi nhựa, nhựa nano. Các loại hạt vi nhựa này có thể trực tiếp xâm nhập vào thực phẩm mà chúng ta nấu hàng ngày.
Tiến sĩ Vũ Thị Tần (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, ở nồi bị trầy xước, lớp phủ teflon sẽ bong ra và lẫn vào cơm. Tuy nhiên, nhiệt độ của nồi cơm điện thường chỉ đạt đến ngưỡng 100%. Khi nóng hơn, nồi cơm điện sẽ tự động ngắt điện hoặc chuyển về chế độ giữ ấm. Nghĩa là khi nấu cơm teflon sẽ không bị phân hủy (do nhiệt độ chỉ dừng ở khoảng 100 độ C). Khi đó, nếu chẳng may ăn phải một phần nhỏ của lớp chống dính ở nồi, nó cũng sẽ không phản ứng với tế bào cơ thể mà được đào thải ra ngoài cũng các chất cặn bã khác.
Lớp chống dính ở nồi sẽ độc hại khi chúng ta sử dụng không đúng cách. Niều gia đình sử dụng nòi cơm điện để nấu nướng, chiên xào ở nhiệt độ cao. Điều này có thể khiến lớp chống dính teflon bị phân hủy mạnh. Đặc biệt, khi dùng nồi cơm điện để nấu các món đồ ăn có tính axit. Axit có khả năng ăn mòn kim loại, giải phóng ra các chất không tốt cho cơ thể.
Tiến sĩ Tần cho rằng teflon cũng giống như vi nhựa nên khi thấy nồi đã bong tróc lớp chống dính thì không nên tiếp tục sử dụng nữa.
Vì sao nên đặt cây thủy sinh ở ban Thần tài?Gợi ý những cây thủy sinh khai mở mỏ vàng, Thần Tài phát lộc
Hãy‘’cảm ơո’’ ոhữոg ոgười ᵭối ҳử tệ với bạո vì họ ᵭaոg “gáոh ոghiệρ” giúρ bạո.Đó ʟà ʟᴜật “Nhâո Qᴜả”