"Điều hoà nhà tôi cứ bật lên là lại bốc mùi chua": Làm cách này không cần tốn tiền gọi thợ, phòng thơm ngát
Ngày nay, điều hoà là thiết bị không thể thiếu trong những ngày hè nắng nóng của các gia đình.
22:40 02/05/2024
Một số gia đình gặp hiện tượng điều hoà cứ bật lên là bốc mùi chua rất khó chịu, bật lên cũng không được mà tắt đi thì lại nóng nực. Vậy nguyên nhân và cách xử lý triệu chứng này như thế nào?
Nguyên nhân điều hoà có mùi chua khi hoạt động
Theo các chuyên gia, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng điều hoà có mùi chua, mùi hôi khi hoạt động.
+ Màng lọc điều hoà bẩn
Nguyên nhân đầu tiên được chỉ ra đó là do màng lọc hay hiểu đơn giản là tấm lưới lọc của điều hoà tích tụ quá nhiều bụi bẩn. Từ đó, bộ phận này trở thành môi trường lý tưởng để vô vàn các loại vi khuẩn sinh sôi. Khi khởi động điều hoà, hơi lạnh đi qua màng lọc rồi mới đi tới không gian sử dụng, tiếp xúc với các chất bẩn hay loại vi khuẩn này khiến hơi lạnh bắt đầu có mùi hôi, mùi chua khó chịu.
+ Đường ống thải điều hoà bị tắc nghẽn
Một nguyên nhân phổ biến dẫn tới việc hơi lạnh từ điều hoà có mùi chua hay mùi hôi khó chịu đó là đường ống thải của thiết bị đã bị tắc nghẽn. Điều này xảy ra có thể do chất bẩn tích tụ, hoặc đã có những sinh vật, động vật lạ chết, mắc kẹt lại bên trong đường ống thải. Từ đó nước thải từ điều hoà không thể thoát ra ngoài mà bị dồn ứ lại, dẫn tới mùi khó chịu. Đây cũng là trường hợp thường gặp ở nhiều gia đình, đặc biệt là các gia đình lắp đặt đường ống thải ở khu vực nhiều cây cối, không thường xuyên được kiểm tra.
+ Khí gas của điều hoà có vấn đề
Khí gas gặp vấn đề cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới hơi lạnh của điều hoà có mùi chua, hôi khó chịu. Cụ thể, đường dẫn khí gas điều hoà có thể đã bị hở, từ đó khí gas bị rò rỉ ra bên ngoài, từ đó gây ra mùi chua, mùi hôi, thậm chí là mùi hắc.
Cách khắc phục điều hoà có mùi chua
+ Vệ sinh tấm lưới lọc của thiết bị
Vệ sinh điều hoà cần được làm thường xuyên, định kỳ để máy hoạt động thông suốt. Người dùng hãy tháo rời tấm lưới lọc của thiết bị ra và đem đi vệ sinh với nước sạch. Khi tháo tấm lưới lọc, cũng có thể kiểm tra thêm khu vực bên trong điều hoà hay cửa ra gió. Nếu cũng thấy có nhiều bụi bẩn tích tụ, đừng lười biếng mà hãy tiến hành tổng vệ sinh thiết bị.
Nếu tình trạng của chiều điều hoà quá nghiêm trọng, người dùng tốt nhất cần nhờ tới sự hỗ trợ của các đơn vị vệ sinh, sửa chữa chuyên nghiệp. Có như vậy, thiết bị vừa được vệ sinh tối ưu, vừa được đảm bảo về mặt tuổi thọ.
+ Kiểm tra đường ống nước thải điều hoà
Các sinh, động vật lạ đang bị mắc kẹt trong đường ống xả của điều hoà có thể kể tới như thằng lằn, kiến, gián, chuột, thậm chí là rắn. Do không thể thoát ra bên ngoài, chúng có thể đã chết, lâu ngày phát ra mùi hôi thối khó chịu, từ đó ảnh hưởng tới chính hơi lạnh phả ra từ điều hoà.
Nếu nghi ngờ tình huống này xảy ra, người dùng không nên tự xử lý mà hãy gọi ngay tới các trung tâm hỗ trợ sửa chữa và vệ sinh điều hoà chuyên nghiệp.
+ Thay thế đường ống dẫn khí
Mùi của khí gas không những gây khó chịu mà còn được đánh giá là độc hại. Nếu trường hợp điều hoà có mùi chua do khí gas thì người dùng cần xử lý tình huống này càng sớm càng tốt bằng cách sửa chữa hoặc thay thế đường dẫn khí. Có như vậy mới khắc phục triệt để được vấn đề, đồng thời đảm bảo điều hoà hoạt động được hiệu quả, không lãng phí điện năng.
Trong 5 thiết bị tốn nhiều điện nhất trong nhà, điều hòa chỉ đứng thứ 2, đứng đầu 'đại tiêu thụ điện' là thứ không ai ngờ
Khi nói về thiết bị 'tốn điện' nhất trong nhà thì 99% mọi người đều nghĩ ngay đến cái điều hòa.