Đi bộ 15 phút vào thời điểm này hiệu quả tốt như đi bộ 45 phút nhưng có 2 nhóm người nên tránh
Lựa chọn đúng thời điểm đi bộ có thể giúp bạn đỡ tốn nhiều công sức, thời gian mà hiệu quả thu được lại rất lớn.
00:20 03/02/2024
Nhiều người ngày nay rất ít vận động, nhất là nhân viên văn phòng thường chỉ ngồi một chỗ hay những người làm trong ngành dịch vụ phải đứng yên thường xuyên. Mặc dù, họ không vận động quá nhiều nhưng cơ thể vẫn mệt mỏi, kiệt sức sau một ngày làm việc.
Nishimura Noriko, chuyên gia phòng chống chấn thương thể thao người Nhật với kinh nghiệm làm việc hàng chục năm cho biết, máu sẽ bị tắc nghẽn nếu bất động thời gian dài, khiến tuần hoàn máu trở nên kém hơn và cơ bắp cũng trở nên cứng nhắc.
Lúc này, tập thể dục vừa phải có thể cải thiện lưu thông máu, từ đó loại bỏ các vấn đề như mệt mỏi ở chân tay, cứng vai, suy nhược cơ thể, đau nửa đầu và đau thắt lưng.
Việc điều chỉnh và cải thiện quá trình lưu thông máu có thể đẩy nhanh quá trình phân hủy các chất mệt mỏi trong cơ thể, kích thích tái tạo các cơ bị tổn thương và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu tạm thời. Một khi quá trình lưu thông máu được cải thiện, nó cũng có thể đẩy nhanh quá trình cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đến tất cả các bộ phận của cơ thể, đồng thời tăng tốc độ phân hủy carbon dioxide và các tạp chất thải cũ trong cơ thể. Lúc này, não sẽ được lấp đầy oxy tươi, khiến bạn tỉnh táo.
Ngồi hay đứng yên quá lâu sẽ ảnh hưởng đến lưu thông máu, gây đau lưng, mỏi vai, cổ,... (Ảnh minh họa)
Đi bộ 15 phút sau ăn giúp cải thiện lưu thông máu
Để cải thiện tuần hoàn máu, ưu tiên hàng đầu là tập thể dục, nhưng không cần tập quá mệt đến mức khiến bạn khó thở vì có thể khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi hơn. Chỉ cần thực hiện các hoạt động vừa phải như dắt chó đi dạo hoặc đi bộ cũng là đủ.
Một nghiên cứu của Đại học George Washington ở Mỹ đã chỉ ra rằng thời điểm đi bộ tốt nhất là sau bữa ăn. Đi bộ 15 phút vào lúc này có thể đạt được hiệu quả tương tự như đi bộ 45 phút vào thời gian bình thường, đồng thời cũng có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Quan trọng là phải kiên trì mỗi ngày thì tuần hoàn máu sẽ được cải thiện rất nhiều, theo thời gian bạn sẽ thấy mình luôn hồng hào và tràn đầy năng lượng.
Đi bộ sau ăn thế nào mới hiệu quả?
Mặc dù đi bộ sau ăn có thể mang lại lợi ích nhưng có một số việc phải lưu ý nếu không bạn sẽ chẳng thể nhận được bất cứ tác dụng nào.
1. Thời gian đi bộ
Bạn không thể đi bộ ngay sau bữa ăn mà nên đi dạo sau bữa ăn 30 phút. Sau bữa ăn, dạ dày no, phần lớn máu chảy về đường tiêu hóa giúp tiêu hóa và hấp thu thức ăn, tập thể dục ngay sau bữa ăn sẽ nhanh chóng đưa máu đến bề mặt cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, dẫn đến khó tiêu hoặc đau bụng.
Vì vậy, tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút sau bữa ăn rồi mới đi bộ.
Đi bộ 15 phút sau khi ăn 30 phút có hiệu quả rất tốt. (Ảnh minh họa)
2. Kiểm soát tốc độ đi bộ
Khi đi bộ phải kiểm soát tốc độ phù hợp, đi bộ quá nhanh sẽ khiến máu chảy đến hệ vận động nhanh, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn và gây ra các vấn đề về dạ dày.
Đặc biệt người cao tuổi dễ bị tụt huyết áp sau bữa ăn, đi bộ quá nhanh có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu, dẫn đến tụt huyết áp.
Nhiều người đi bộ nhanh sau bữa ăn còn cho rằng tập luyện như vậy sẽ có kết quả tốt hơn, nhưng nếu thể lực không theo kịp tốc độ đi bộ có thể gây tổn hại về thể chất.
3. Chú ý tư thế đi bộ
Không cúi xuống khi đi bộ và chọn những đôi giày thoải mái, có kích thước phù hợp để tránh làm tổn thương các khớp tay chân do phương pháp đi bộ không đúng. Khi đi bộ, giữ cho toàn bộ cơ thể được thư giãn, nâng cao đầu và ngực, hóp bụng, nhìn về phía trước và vung tay thoải mái.
Đặc biệt đối với người già và người béo phì, việc vận động nên từ nhẹ đến nặng, điều độ, không nên vượt quá sức chịu đựng của mình, điều này sẽ làm tăng tải trọng cho cơ thể và dẫn đến bệnh tật.
4. Chú ý môi trường đi bộ
Nhiều người đã quen với việc đi bộ dọc đường nhưng khí thải ô tô trên đường thải ra quá nhiều chất có hại, chẳng hạn như carbon monoxide và nitơ oxit. Nếu cơ thể con người hít phải trong thời gian dài sẽ gây hại cho hệ hô hấp, hệ miễn dịch và hệ tim mạch.
Nếu bạn đi bộ ngoài trời gió lạnh, các mạch máu sẽ co lại, nếu gió lạnh thổi vào đầu bạn sẽ gây đau đầu,... vì vậy hãy giữ ấm.
Khi đi bộ nên tránh đi ở đường lớn hay ra ngoài vào lúc thời tiết quá lạnh. (Ảnh minh họa)
Ai không nên đi bộ sau bữa ăn?
Đi bộ là hình thức thể dục thể thao nhẹ nhàng nhất và hầu hết mọi người đều có thể thực hiện được nhưng vẫn có một số người nên tránh việc đi bộ sau khi ăn.
1. Người bị thiếu máu
Những người bị thiếu máu có số lượng hồng cầu thấp. Sau bữa ăn no, phần lớn máu chảy về dạ dày. Đi bộ sau bữa ăn có thể gây thiếu máu não và thiếu oxy, gây đau đầu, chóng mặt hoặc ngất và làm trầm trọng thêm các triệu chứng thiếu máu.
Đối với những người dễ mắc bệnh và thể lực kém. Nếu bạn đi dạo sau bữa ăn, nó có thể làm tăng gánh nặng cho cơ thể và khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Ví dụ, bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, mạch máu não và bệnh nhân mắc bệnh dạ dày. Nếu dạ dày không được tiêu hóa đúng cách, việc đi bộ sẽ làm tăng thêm gánh nặng thức ăn trong dạ dày, khiến dạ dày càng bị xệ xuống.
2. Bệnh tim mạch vành
Sau khi ăn no, tim sẽ tiếp tục tống máu ra ngoài để cung cấp đủ máu cho đường tiêu hóa tiêu hóa thức ăn. Đối với bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành, việc tập thể dục ngay sau bữa ăn rất dễ gây ra chứng đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim, nên tập thể dục sau bữa ăn một giờ, tốc độ đi bộ không quá nhanh.
Tóm lại, đi bộ sau bữa ăn rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp, đặc biệt là những bệnh nhân nêu trên không thể đi bộ ngay sau bữa ăn để tránh tác dụng phụ cho cơ thể.
Trời nồm ẩm, nhà không có máy sấy, làm theo cách này để quần áo nhanh khô, không bị hôi
Miền Bắc bước vào mùa nồm, độ ẩm không khí cao khiến mọi thứ đều ẩm ướt, sần nhà và tường đổ mồ hôi, trời đầy sương mù.