Chảo mất hết lớp chống dính đừng vứt đi: Lấy 1 thứ xát lên, chảo phục hồi như mới, không lo bị dính chảo
Để có một chiếc chảo chống dính hiệu quả, các nhà sản xuất thường tráng lên đó một lớp chất liệu để giúp thức ăn không dính vào bề mặt của chảo.
13:40 23/10/2023
Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, lớp chống dính này không còn hoạt động tốt như trước khiến việc nấu nướng của bạn trở nên khó khăn hơn. Kinh nghiệm của đầu bếp lâu năm cho thấy, chảo mất hết lớp chống dính cũng đừng vứt đi, hãy lấy 1 thứ xát lên, chảo phục hồi như thời điểm mới mua.
Cách phục hồi lớp chống dính hiệu quả với sữa tươi
Phục hồi lớp chống dính bằng sữa tươi là một trong những cách vô cùng hiệu quả lại tiết kiệm tối đa chi phí. Trong sữa có chứa một dạng Protein là Casein, khi ở nhiệt độ cao chất này sẽ kết nối lại với nhau tạo thành một lớp phủ trên bề mặt chảo giúp phục hồi khả năng chống dính một cách nhanh chóng.
Bước 1: Đầu tiên bạn cho lượng sữa vừa đủ để lấp đầy hết phần lòng chảo. Sử dụng sữa tươi không đường hoặc có đường đều được.
Bước 2: Tiếp theo bạn bật bếp và đun sôi sữa trong chảo trong khoảng 5 phút ở nhiệt độ vừa, không nên dùng lửa quá lớn khiến sữa bị tràn ra ngoài gây mất vệ sinh.
Bước 3: Sau khi đun sôi xong, bạn tắt bếp và đổ hết lượng sữa còn lại đi rồi vệ sinh sạch sẽ để chảo không còn bám mùi sữa.
Bước 4: Để kiểm tra lớp chống dính đã được phục hồi chưa bạn hãy cho quả trứng vào chiên thử. Nếu trứng được lật dễ dàng không bị dính vào chảo bạn có thể an tâm dùng tiếp mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sử dụng chảo chống dính đúng cách
+ Đổ dầu vào trước khi chảo nóng
Nhiều bà nội trợ có thói quen để chảo thật nóng rồi mới đổ dầu vào chảo. Tuy nhiên, việc này chỉ thích hợp với các loại chảo nhôm, gang. Đối với chảo chống dính, các bà nội trợ cần lưu ý nên đổ dầu vào chảo trước sau đó mới đặt trên bếp lửa, nếu không nhiệt độ quá nóng trong chảo khi đổ dầu sẽ làm bong lớp chống dính, gây độc hại cho người sử dụng và giảm tuổi thọ cũng như chất lượng chảo.
+ Sử dụng ít dầu, mỡ, bơ khi chiên, rán
Chảo chống dính giúp thức ăn không bị bám dính vào lòng chảo khi nấu nướng. Để tạo hương vị cho món ăn, bạn chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ các chất này, vừa tiết kiệm, lại vừa tốt cho sức khỏe và an toàn cho chảo vì lượng dầu mỡ sẽ làm gia tăng nhiệt độ khi sử dụng chảo chống dính. Với chảo chống dính, thậm chí bạn còn có thể không sử dụng dầu ăn hay bơ, mỡ động vật khi sử dụng.
+ Nấu ở nhiệt độ thấp hoặc trung bình
Nếu bạn sử dụng nhiệt độ cao, chất chống dính sẽ bắt đầu bị phân hủy và gây hại cho sức khỏe. Vì thế, tùy vào chất liệu và chất lượng chảo chống dính mà khi sử dụng cần lưu ý điều chỉnh mức nhiệt hợp lý. Tốt nhất chỉ để lửa cháy ở trung tâm đáy chảo, không cháy lan lên thành chảo.
+ Không dùng chảo để nướng hoặc kho
Dù có lớp chống dính hiệu quả, nhưng nếu sử dụng chảo chống dính để kho và nướng thức ăn, lớp chống dính sẽ nhanh bị hư hại và bong tróc do nhiệt độ cao.
Ngoài ra bạn cũng cần phải tránh nêm nếm ngay trong chảo vì việc này sẽ khiến bề mặt chảo dễ bị rỗ, hư hại lớp chống dính và giảm tuổi thọ chảo.
+ Sử dụng dụng cụ nấu ăn bằng gỗ
Các dụng cụ nấu ăn như thìa, muỗng gỗ sẽ không làm trầy xước bề mặt chảo như các dụng cụ bằng nhôm, inox. Còn các dụng cụ bằng nhựa sẽ không an toàn khi sử dụng dưới nhiệt độ cao. Vì thế, hãy chọn chất liệu gỗ cho dụng cụ nấu nướng sử dụng với chảo chống dính.
Khi nào cần thay chảo chống dính?
Sau thời gian sử dụng, chất lượng chảo chống dính sẽ bị hao mòn và không còn tốt như mới, dễ sinh ra nhiều chất độc hại. Trường hợp bạn dùng sản phẩm cao cấp có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng vẫn có thể dùng tiếp nếu mặt chảo chỉ bị trầy xước nhẹ. Tuy nhiên cần hạn chế dùng chảo bị trầy xước hoặc bong tróc nặng.
Bạn chỉ nên thay mới chảo chống dính trong trường hợp chảo đã bị hư hại nhiều, khi chiên xào bị dính hoặc cháy khét khiến món ăn không còn hấp dẫn như trước.
6 thói quen giúp bạn giàu lên từng ngày: Ai cũng nên tham khảo nếu muốn cuộc sống tốt đẹp hơn
Rèn thói quen ngủ đủ giấc và dậy sớm mỗi ngày