Chàng trai Việt kể về “cú sốc đầu đời” khi ra nước ngoài du học, sợ run khi vào siêu thị

Có rất nhiều điều thú vị và mới mẻ với một du học sinh Việt Nam khi sang Phần Lan sinh sống, học tập.

10:07 21/12/2024

Tháng 3 đầu năm nay, Phần Lan lần thứ 6 liên tiếp giữ vị trí đầu bảng trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới hàng năm do Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc công bố.

Đây không phải là kết quả quá lạ với một đất nước mà chất lượng dịch vụ công luôn được đánh giá cao, hệ thống giáo dục và an sinh xã hội tốt, tỷ lệ tội phạm thấp và tình trạng bất bình đẳng ít khi xảy ra…

 

Chàng trai Việt kể
Phần Lan đã 6 năm liên tiếp đứng đầu danh sách các quốc gia hạnh phúc nhất theo Báo cáo Hạnh phúc thế giới.

 

Có rất nhiều ưu điểm của Phần Lan được bản thân người dân nước này và du khách đánh giá cao. Vậy trong mắt một người Việt mới đến quốc gia vùng Bắc Âu này, có điều gì lạ kỳ? 

Câu trả lời đã được một bạn du học sinh người Việt Nam trả lời bằng những trải nghiệm cá nhân thực tế khi mới sang Phần Lan học tập.

Trong một đoạn video đăng tải trên tài khoản TikTok có tên @huungao, anh chàng sinh viên tên Danh Hữu đã có những chia sẻ thú vị về cuộc sống ở quốc gia luôn đứng đầu trong bảng xếp hạng hạnh phúc nhất thế giới. Đoạn video đã thu hút 8,1 triệu lượt xem, hơn 650.000 lượt thích và 1.500 lượt bình luận.

Hữu chú thích video bằng một câu hài hước: “Những cú sốc đầu đầu đời khi mới qua Phần Lan”.

Trong đó, anh chàng kể rằng: “Ở Phần Lan, khi thuê nhà, chủ nhà chỉ cho mình một chiếc chìa khóa duy nhất thôi. Muốn xin thêm chiếc dự phòng cũng không được. Ra ngoài cũng không có mấy ông thợ đánh thêm chìa khóa cho mình đâu. Hành vi đó bị cấm.

Cho nên nếu bị khóa trái cửa hay chẳng may mất chìa khóa thì phải gọi công ty chuyên sửa khóa cửa tới giúp. Chi phí thì đắt mà ‘hết dám ăn cơm luôn'”.

 

Chàng trai Việt kể
Theo lời kể của Hữu, khi thuê nhà, chủ nhà chỉ cho mình một chiếc chìa khóa duy nhất.

 

Bản thân Hữu cũng đã rơi vào tình huống này khi anh chàng vừa tắm xong, chưa kịp mặc đồ chỉnh tề đã bước ra khỏi phòng trọ và đóng cửa sầm lại rồi mới nhớ ra quên chìa khóa. Thật là một kỷ niệm không thể nào quên.

Điều thứ hai mà anh chàng sinh viên này thấy ngạc nhiên khi mới đến Phần Lan là các loại sữa tươi bán ở đây đều không có đường. Chỉ có các loại sữa như sữa ít béo, sữa thêm vị yến mạch, sữa chua… Bên cạnh đó, mỗi lần muốn mua sữa bạn phải mua hộp thể tích 1 lít trở lên thay vì hộp sữa nhỏ có ống hút như ở Việt Nam.

 

Chàng trai Việt kể
Đi mua sữa, bạn phải mua cả hộp to.

 

Điều thứ ba Hữu nhận thấy là các phương tiện giao thông đường bộ ở Phần Lan lúc nào cũng phải ưu tiên và nhường cho người đi bộ. Lúc mới sang, anh chàng không biết nên cố né và nhường cho xe ô tô vượt qua nhưng sau đó Hữu nhận ra các tài xế luôn dừng thành hàng dài để nhường đường cho người đi bộ.

Sau một thời gian sống ở đây, anh chàng mới biết, trong luật của Phần Lan, người đi bộ và xe đạp luôn được ưu tiên.

 

Chàng trai Việt kể
Các phương tiện giao thông luôn ưu tiên cho người đi bộ.

 

Điều thứ tư khiến anh chàng ngỡ ngàng ở Phần Lanh chính là khi vào siêu thị, không ai được cho túi nilon để đựng đồ mang về. Mặc định là tất cả mọi người phải nhớ mang theo túi của mình nếu không có thì tự bỏ tiền ra mua túi nilon hoặc túi vải. Anh chàng hài hước kể: “Lúc mới qua mình đâu có quen, đi siêu thị lúc nào cũng tốn tiền mua túi nilon ấy”.

 

Chàng trai Việt kể

 

Anh chàng sinh viên thừa nhận rằng sự chênh lệch về tỷ giá tiền tệ khá lớn nhưng anh chàng vẫn bị choáng mỗi lần đi siêu thị. Hữu lấy ví dụ thực tế khi đi siêu thị ở Phần Lan: Sả 900.000 VNĐ/kg, thịt bò 600.000 VNĐ/kg, mua kính cận/viễn thì 5 triệu VNĐ/cặp, áo khoác gió 3 triệu VNĐ, bộ vỏ chăn và gối 600.000 VNĐ.

Anh chàng nói vui: “Bây giờ, bí quyết của mình là không nhẩm tính sang tiền Việt nữa, mắt không thấy thì tim không đau”.

Điều thứ năm anh chàng cảm thấy thú vị khi ở Phần Lan là ở lớp học, giữa thầy và trò rất bình đẳng. Muốn gọi thầy cô thì gọi thẳng tên luôn, không cần phải Mr, Ms, Sir hay Madam. Khi muốn bày tỏ ý kiến, sinh viên có thể đứng lên nói mà không cần giơ tay xin phép.

Tags:
Người lao động Mỹ không muốn quay lại văn phòng

Người lao động Mỹ không muốn quay lại văn phòng

Là giám đốc tại một công ty bảo trì tòa nhà, Stephanie Pittman, 52 tuổi, đã bị buộc thôi việc tháng trước vì không tuân thủ quy định phải đến văn phòng làm việc hàng ngày.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất