Buổi sáng ngủ dậy nên đánh răng hay uống nước trước mới đúng: Chuyên gia lý giải

Hẳn ở đây vẫn còn nhiều người có chung thắc mắc với em rằng, thức dậy buổi sáng thì nên đánh răng trước hay uống nước trước mới tốt phải không?

11:00 19/04/2024

 Yên tâm, ở bài viết này sẽ giải đáp cụ thể để mọi người cũng rõ nhé!

Thường thì mọi người vẫn hay nghe thông tin việc uống một cốc nước ấm ngay khi thức dậy sẽ giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa và cấp nước cho cơ thể. Nhưng nên uống nước trước hay sau khi đánh răng thì thật sự không có nhiều thông tin giải thích cho lắm.

hình ảnh

Mà theo như TS.BS Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký - Tổng hội Y học Việt Nam, Viện Trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam có chia sẻ trên trang Đời sống pháp luật, khi ngủ dậy vào buổi sáng, mọi người nên uống một cốc nước ấm trước rồi mới đánh răng.

Bởi suốt cả đêm ngủ, cơ thể của mọi người hẳn sẽ bị thiếu nước. Đó là lý do tại sao nên uống nước ngay khi thức dậy để bù nước cho cơ thể. Việc uống một ly nước ấm sẽ giúp tăng lưu thông máu, thư giãn cơ bắp hiệu quả. Bên cạnh đó, buổi sáng là lúc trong nước bọt thường có enzym amylase. Loại enzym này giúp cho đường tiêu hóa của chúng ta khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, lúc này nước bọt sẽ có môi trường kiềm cùng lợi khuẩn, giúp dạ dày của chúng ta được trung hòa bớt 1 phần axit. 

Nếu không uống nước ngay khi ngủ dậy mà lại đánh răng trước, chúng ta sẽ làm lãng phí mất nguồn lợi khuẩn có trong khoang miệng.

Giống như ở Nhật Bản - đất nước nổi tiếng về sự trường thọ đấy mọi người, họ vẫn luôn tuân thủ nguyên tắc uống nước trước khi đánh răng để duy trì sức khỏe, ngăn ngừa lão hóa. Ngoài ra, việc uống nước ngay khi tỉnh dậy còn góp phần xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh nhờ tăng cường quá trình trao đổi chất; giúp phòng ngừa nhiều bệnh như tiểu đường, huyết áp, táo bón, viêm dạ dày hay sỏi thận...

Tuy nhiên, cũng có một vài lưu ý cả nhà nên nhớ thế này, khi vừa thức dậy thì mọi người tránh uống nước quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể gây tổn thương thành dạ dày và tăng nguy cơ loét dạ dày. Nhiệt độ lý tưởng của ly nước là trong khoảng 20 – 25 độ C. Thứ hai thì nên uống nước khi trong bụng chưa có gì. Bởi uống nước sau khi ăn sáng không thể giúp bạn tăng cường khả năng tuần hoàn máu.

Mà tốt nhất là nên uống thành từng ngụm nhỏ, tránh uống quá nhanh vì sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ chất dinh dưỡng và dễ khiến bạn bị sặc nước.

hình ảnh

Ngoài ra, nếu khi uống nước, bất kể là thời điểm nào trong ngày mà xuất hiện 4 biểu hiện này, chứng tỏ cơ thể của bạn đang không khoẻ, tuổi thọ cũng bị rút ngắn nếu không được điều trị kịp thời:

- Nước tiểu bất thường sau khi uống nước: Để ý sau khi đi vệ sinh, nếu nước tiểu có mùi bất thường như mùi táo thối thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thận và tiểu đường đang tấn công bạn. Nếu nước tiểu có bọt, có màu vàng sẫm hoặc màu đỏ thì điều đó cũng cho thấy thận đang gặp trục trặc. Các bệnh này đều rất nguy hiểm nên cần được thăm khám sớm và phát hiện kịp thời.

- Phù nề: Phù nề sau khi uống nước là tình trạng phổ biến đối với người có chức năng thận kém, mắc bệnh về thận, bao gồm cả K thận. Vì vậy đừng chủ quan nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên. Ngoài ra, phù nề sau khi uống nhiều nước cũng có thể là dấu hiệu của người có huyết khối, mắc bệnh về mạch máu, mỡ máu, lưu thông máu kém.

- Chướng bụng, đau bụng sau khi uống nước: Nếu uống nước xong và thấy bụng bị chướng, đau bụng có thể là dấu hiệu của bệnh xơ gan cổ chướng - loại bệnh mạn tính nguy hiểm gây suy giảm chức năng gan trầm trọng từ sự tổn thương gan, có thể kèm theo mệt mỏi toàn thân, chán ăn và phù lưng.

Đặc biệt đối với các nhóm có nguy cơ cao, chẳng hạn như uống nhiều rượu trong thời gian dài; người bị tổn thương gan lâu dài; người đã mắc một số loại bệnh gan; người có tiền sử gia đình mắc bệnh gan,...càng phải đặc biệt lưu ý. Mặt khác, các bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, đại tràng co thắt cũng có thể gây ra tình trạng đau bụng sau khi ăn uống.

- Khô miệng: Nếu vừa uống nước xong đã thấy miệng rất khô thì cũng nên tới bệnh viện thăm khám. Bởi theo các chuyên gia sức khỏe, đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường hoặc người mắc hội chứng Sjogren - căn bệnh viêm tự miễn hệ thống mạn tính, không rõ nguyên nhân. Bệnh được đặc trưng bởi triệu chứng khô miệng, mắt, và các màng nhầy khác do thâm nhiễm lympho của tuyến ngoại tiết và giảm chức năng tuyến. Bệnh gây ảnh hưởng đến các tuyến ngoại tiết khác hoặc các cơ quan khác.

Bên cạnh đó, đây cũng là triệu chứng dễ nhận biết ở người bị tiểu đường. Theo trang web y tế về bệnh tiểu đường của Anh (Diabetes.co.uk), bệnh nhân tiểu đường dễ bị khô miệng hơn, ngay cả khi uống rất nhiều nước hay vừa uống nước xong.

Tags:
3 con giáp ‘số hưởng’ được quý nhân phù trợ: Tiền bạc rủng rỉnh, an nhàn sung túc tới già

3 con giáp ‘số hưởng’ được quý nhân phù trợ: Tiền bạc rủng rỉnh, an nhàn sung túc tới già

Người tuổi Sửu mang đến khả năng nhận thức và trí tuệ đáng ngưỡng mộ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất