Bún sạch và bún nhiễm hóa chất khác nhau ở điểm nào? Nắm được điều này để mua được bún ngon, an toàn

Bún là loại thực phẩm được nhiều người yêu thích.

14:01 20/05/2024

Cách phân biệt bún sạch và bún 

Bún có thể sử dụng để nấu nhiều món khác nhau như bún chả, bún sườn, bún mọc, bún riêu... Mỗi món ăn đều có hương vị hấp dẫn. Nhìn chung, bún là món dễ ăn, đặc biệt thích hợp với những ngày nắng nóng.

Bạn có thể mua bún ở các chợ, siêu thị về nhà để tự nấu các món bún cho cả gia đình.

Bún có nguyên liệu chính là bột gạo tẻ. Bột gạo làm bún đẩy qua khuôn để tạo hình sợi bún đặt ngay trên nồi nước sôi. Sợi bún gặp nước nóng sẽ định hình. Khi bún chín thì vớt ra để ráo và đem đi bán.

Thông thường, bún được làm thủ công nên chúng ta sẽ khó kiểm soát được thành phần cũng như các chất phụ gia mà người làm thêm vào sản phẩm. Để sợi bún trắng, dai, lâu hỏng, một số người có thể thêm các chất phụ gia không cho phép sử dụng trong thực phẩm vào bún. Nếu chỉ nhìn thoáng qua bằng mắt thường, bạn sẽ rất khó phân biệt được đâu là bún sạch, đâu là bún có thêm hóa chất.

 

Bún được làm thủ công nên khó kiểm soát thành phần. Một số người muốn bún trắng hơn, dai hơn, lâu hỏng thì sẽ thêm các chất phụ gia vào nguyên liệu làm bún. Các chất này có thể không tốt đối với sức khỏe của người sử dụng.

Bún được làm thủ công nên khó kiểm soát thành phần. Một số người muốn bún trắng hơn, dai hơn, lâu hỏng thì sẽ thêm các chất phụ gia vào nguyên liệu làm bún. Các chất này có thể không tốt đối với sức khỏe của người sử dụng.

 

Để phân biệt bún sạch và bún có thêm phụ gia, hóa chất, bạn nên nhìn kỹ vào màu của sợi bún. Bún có thành phần chính là gạo tẻ. Do đó, sợi bún cũng sẽ có màu trắng đục, ngà ngà như màu của cơm bình thường. Nếu thấy bún có màu trắng bất thường, sợi sáng bóng, mẩy, cầm sợi bụi thấy giòn thì khả năng đó là loại bún có thêm chất tẩy trắng và các chất phụ gia khác để có màu sắc bắt mắt và có độ giòn dai hơn.

Bún không thêm chất phụ gia thường có cảm giác dính hơn.

Thêm chất tẩy trắng và hèn the vào bột sẽ tạo ra sợi bún trắng sáng, đẹp mắt, để lâu không bị hỏng. Tuy nhiên, loại bún này có thể gây ra đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc cho người sử dụng. Tiêu thụ loại bún này trong thời gian dài còn tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới tình trạng suy gan, suy thận, tăng nguy cơ bị các loại bệnh K.

Về bản chất, bún được làm từ gạo tẻ nên rất dễ bị chua. Do đó, khi mua bún về, bạn nên để bún ở nơi thoáng mát hoặc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và nên sử dụng càng sớm càng tốt để tránh tình trạng bún bị thiu, hỏng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách tự làm bún tươi tại nhà

Bạn có thể tự làm bún tươi tại nhà để đảm bảo an toàn. Khi tự làm bún, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu đơn giản, sẵn có. Cách làm bún tươi tại nhà có thể khác quy trình làm bún truyền thống một chút.

Để làm bún, nguyên liệu chính mà bạn cần có là bột gạo. Để sợi bún dai hơn, bạn có thể cho thêm một chút bột năng. Tỷ lệ bột gạo và bột năng có thể là 3 bột gạo và 1 phần bột năng (hoặc ít hơn). Muốn sợi bún mềm thì giảm lượng bột năng lại. Ngoài ra, bạn sẽ cần thêm một chút muối, giấm hoặc nước cốt chanh, dầu ăn, nước ấm.

Trộn đều bột gạo và bột năng, thêm một chút muối và một xíu giấm hoặc nước cốt chanh. Đổ từ từ nước ấm 60-70 độ vào hỗn hợp bột và nhồi cho bột dẻo mịn. Cho nước từ từ để điều chỉnh lượng nước cho phù hợp, mỗi loại bột sẽ có một mức độ hút nước khác nhau.

Sau hỗn hợp bột sệt lại, hãy cho thêm một ít dầu ăn vào trộn đều một lần nữa.

Lúc này, bạn có thể đem bột đi bắt sợi bún. Nếu có khuôn, bạn chỉ cần cho bột vào khuôn làm bún là được. Nếu không có, hãy lấy một cái chai sạch, đục vài lỗ ở nắp chai (kích thước lỗ trên nắp chai tùy thuộc vào việc bạn thích sợi bún to hay nhỏ). Đổ bột vào trong chai và vặn nắp lại là có thể sử dụng được.

Đun sôi một nồi nước và bóp cho bột vào nước nóng. Sợi bột gặp nước nóng sẽ nhanh chóng chín và định hình.

 

Bột gạo trộn với bột năng, giấm/chanh, muối và nước ấm để tạo thành hỗn hợp bột sệt. Sau đó, cho bôt này vào khuôn để bắt thành sợi bún.

Bột gạo trộn với bột năng, giấm/chanh, muối và nước ấm để tạo thành hỗn hợp bột sệt. Sau đó, cho bôt này vào khuôn để bắt thành sợi bún.

 

Khi thấy sợi bún nổi lên trong nồi nước là được. Vớt sợi bún ra để trong thau nước đá lạnh để sợi bún được giòn dai và không bị dính. Khi bún nguội bớt thì vớt ra rổ để ráo nước là có thể sử dụng.

Tags:
Căn bệnh khiến siêu mẫu Đức Tiến qua đời ở tuổi 44 nguy hiểm như thế nào? ‘Giờ vàng’ điều trị nhất định không được bỏ lỡ

Căn bệnh khiến siêu mẫu Đức Tiến qua đời ở tuổi 44 nguy hiểm như thế nào? ‘Giờ vàng’ điều trị nhất định không được bỏ lỡ

Thông tin siêu mẫu Đức Tiến qua đời tại Mỹ ở tuổi 44 sau một cơn nhồi máu cơ tim khiến người hâm mộ không khỏi bàng hoàng.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất