Bị tiểu đường có được ăn bún, miến và mì gói không: Bác sĩ trả lời
Mẹ mình đang bị tiểu đường và việc ăn uống vô cùng kham khổ, kiêng hết món này đến món kia.
22:49 18/11/2023
Nhiều khi muốn dẫn mẹ đi ăn những món ngon cho biết đó biết đây mà cũng đành chịu vì phải ưu tiên cho việc kiêng khem chữa bệnh.
Ai cũng biết người bị tiểu đường thì nên hạn chế ăn cơm trắng rồi, nhưng mình thắc mắc là các món khác như mì gói, bún miến có cần phải kiêng kỹ như vậy không. Mình vừa đọc trên báo thấy có lời giải đáp của chuyên gia về vấn đề này rồi.
Mình chia sẻ lại ở đây cho mọi người cùng biết nhé!
Theo như BS ĐINH TRẦN NGỌC MAI, khoa Dinh dưỡng - Tiết chế BV Đại học Y Dược TP.HC, mì gói, bún, miến, cháo trắng đều là tinh bột và mỗi loại có chỉ số đường huyết khác nhau.
Thực phẩm có chỉ số đường huyết dưới 55 điểm sẽ ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Ngược lại, thực phẩm có chỉ số đường huyết trên 70 điểm được khuyến cáo không nên sử dụng cho người bị tiểu đường bởi sẽ khiến đường trong máu tăng lên đột biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Bún, cháo có chỉ số đường huyết thấp hơn miến và mì gói. Tuy nhiên lượng đường trong máu còn phụ thuộc vào khối lượng thực phẩm ăn vào và các thực phẩm ăn cùng trong bữa ăn.
Ví dụ mỗi bữa bình thường nên ăn 2/3 chén bún, 1 chén cháo trắng, 1/2 chén mì gói hoặc miến kèm theo các loại rau xanh. Thứ tự ăn rau trước sau đó đến tinh bột và thịt sẽ làm đường huyết tăng chậm hơn, cảm giác mau no hơn.
Về nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường nói chung và bệnh tiểu đường type 2 nói riêng là hạn chế tối đa gluxit (chất đường bột), điều này có tác dụng tránh tăng đường huyết, hạn chế các axit béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa. Thực đơn cho người bệnh tiểu đường cần được xây dựng để cung cấp đủ cho cơ thể một lượng đường vừa đủ ổn định và hài hòa là điều tốt nhấtạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì cần tuân theo sự tư vấn, chỉ định nhất định của bác sĩ. Bên cạnh đó cần biết và nắm rõ các nguyên tắc để tránh đường huyết tăng, ngăn chặn và làm chậm các biến chứng
Ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để tình trạng quá đói, hoặc quá no.
Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.
Cần vận động sau khi ăn, tránh nằm, ngồi một chỗ sau ăn, dành thời gian tập luyện thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Không nên thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu và khối lượng các bữa ăn hàng ngày.
Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, sirô, các loại nước có ga...
Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả... bởi loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.
tiểu đường
Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng.
Thời gian gần đây số người bị tiểu đường đang không ngừng gia tăng và nhiều trường hợp gặp phải biến chứng nặng nề. Điều này làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe tổng thể của người bệnh
Nhìn chung bệnh tiểu đường nếu biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý, khoa học thì sẽ không có gì quá đáng ngại. Do vậy để cơ thể luôn được ổn định về sức khỏe, bạn hãy nhớ kỹ bệnh tiểu đường kiêng ăn gì để không làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.
Trên 50 tuổi, nếu gặp phải 2 loại người này, hãy trực tiếp cắt đứt, không cần phải nể tình xưa
Những người đã chấp nhận sự giúp đỡ của người khác và nghĩ đến việc báo đáp đó chính là bậc quân tử.