Bị chuột rút lúc đang ngủ là 'lời cảnh báo' về 4 bệnh nguy hiểm: Chủ quan có thể 'đi sớm'
Chuột rút thì chắc ai cũng gặp một vài lần trong đời rồi nhưng tự nhiên cứ hay bị chuột rút trong lúc ngủ thì phải cẩn thận đấy các mẹ nhé.
13:54 27/10/2023
Vì đây là một 'lời tiên tri' về sức khỏe, nó cho thấy cơ thể bạn đang có vấn đề rồi đấy.
Cách đây hơn một năm, mẹ chồng mình cũng bị vậy nè. Tự nhiên bà đang ngủ thì bị chuột rút đau đến mức không ngủ tiếp được, xong rồi còn khóc cơ. Tình trạng này kéo dài cả tuần trời, hầu như đêm nào bà cũng bị. Chồng mình thấy vậy mới đề nghị bà đi kiểm tra sức khỏe thì phát hiện mắc đái tháo đường kìa. Thế nên ai mà găp tình trạng này thì mình khuyên thật, chớ chủ quan, đi kiểm tra sức khỏe liền đi còn kịp.
Mình đọc báo thấy có đưa tin về vấn đề này rồi. Theo đó, người ta nói rằng chuột rút khi đang ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý. Cụ thể:
Bệnh tiểu đường
Đái tháo đường là căn bệnh mãn tính mà rất nhiều người Việt gặp phải. Đây là bệnh do sự rối loạn chuyển hóa gây ra. Nó có biểu hiện đường huyết cao hơn so với mức bình thường. Nguyên nhân gây bệnh là vì thiếu insullin hoặc đề kháng với insullin. Từ đó dẫn tới tình huống tăng đường huyết.
Người bị đái tháo đường rất dễ gặp tổn thương ở dây thần kinh chân. Vì vậy mà những người này thường có biểu hiện chuột rút ở chân. Đái tháo đường gây ra những biến chứng nguy hiểm tính mệnh như suy tim, suy thận.
Thiếu canxi dẫn tới loãng xương
Tự nhiên bị chuột rút ở chân hãy cẩn thận với tình trạng thiếu canxi, loãng xương. Thiếu canxi khiến xương bị ảnh hưởng và gây ra tình trạng chuột rút vào ban đêm. Các ion canxi có thể ức chế sự hưng phấn của cơ. Tuy nhiên, nếu lượng chất này bị thiếu hụt thì sự hưng phấn của các điểm nối thần kinh cơ sẽ tăng lên. Từ đó gây ra các cơn co thắt cơ không tự chủ.
Tình trạng này thường gặp ở thanh thiếu niên, phụ nữ có thai và cho con bú, người bị kém hấp thụ canxi, người cao tuổi...
Xơ cứng động mạch
Xơ cứng động mạch chi dưới xảy ra khi động mạch dưới bị hẹp và tắc. Lâu dần, nó sẽ gây nên tình trạng thiếu máu cục bộ mạn tính của chi. Triệu chứng chính là đau từng cơn, đau một hoặc cả hai bắp chân khi hoạt động. Sau khi nghỉ ngơi một thời gian, các cơn đau sẽ biến mất.
Không ít người bị đau khi ngủ vào ban đêm. Họ cảm thấy rõ rệt các cơn đau ở chi dưới, thậm chí có thể bị co cứng cơ. Nguyên nhân là vì khi nằm, các cơ không được thư giãn và co lại.
Khi đi ngủ cũng phải chú ý tới tình huống cơ thể các mẹ nha. Ảnh minh họa, nguồn: Etoday
Hơn nữa, lưu lượng máu của chi dưới không thể duy trì bình thường và các mạch máu bị bệnh không thể cung cấp đủ oxy cho máu động mạch sẽ khiến tế bào cơ phải chuyển hóa trong môi trường thiếu oxy. Khi đó, lượng lớn chất thải chuyển hóa có tính axit sẽ được tạo ra và kích thích đầu dây thần kinh. Từ đó gây nên cơn đau như chuột rút.
Bệnh gan
Y học cổ truyền cho rằng: Gan là cơ quan kiểm soát gân cốt. Đồng thời, nó cũng chịu trách nhiệm tổng hợp một số protein trong cơ thể. Vì thế, khi bị bệnh gan thì cơ thể rất dễ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tổng hợp protein. Từ đó, ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của dây thần kinh vận động.
Không chỉ thế, gan cũng là cơ quan giải độc trong cơ thể. Thế nên, nếu gan bị bệnh thì cơ thể sẽ tích độc và gây nên hiện tượng chuột rút. Do đó, nếu bạn đột nhiên bị chuột rút đột ngột khi ngủ thì có khả năng cao là dấu hiệu của bệnh gan.
Trên đây là những thông tin mà mình đọc được từ trên báo. Nói chung không phải mình chuột rút mà cứ cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng khác thường nào, kiểu như là tự nhiên có, nhất là lại kéo dài trong một khoảng thời gian thì đừng chủ quan. Tốt nhất, các mẹ cứ sắp xếp thời gian để đi kiểm tra càng sớm càng tốt. Nhiều người cứ chủ quan xong đến cuối cùng phát hiện ra trọng bệnh. Lúc đấy thì á, có mà hối hận cũng chả còn kịp nũa đâu ạ.
Vì sao người Mỹ gốc Á học rất giỏi nhưng hiếm khi xuất hiện ở các vị trí cấp cao?
Người Mỹ gốc Á là nhóm dân số thành công nhất ở Mỹ, nhưng họ đang than phiền hơn bao giờ hết vì bị phân biệt đối xử, đặc biệt là trong môi trường giáo dục.