Bác sĩ nào cũng 'cấm' ngoáy tai, thế làm sao lấy ráy tai ra ngoài: Cách khoa học và nhanh nhất
Nếu mọi người để ý thì tất cả các bác sĩ đều khuyên rằng: Con người không bao giờ nên ngoáy tai bằng tăm bông.
22:48 18/11/2023
Bởi vì theo khoa học, khi chúng ta ngoáy tai bằng tăm bông, thì ngoài nguy cơ thủng màng nhĩ ra còn dẫn tới việc ráy tai bị đẩy vào bên trong, lâu ngày gây vón cục, có thể đau hoặc viêm.
Vậy nhưng trong thực tế, hầu hết chúng ta vẫn dùng tăm bông ngoáy tai, lí do đơn giản là vì tai bị ngứa ngáy mà chẳng biết làm cách nào khác cả. Vậy nếu không dùng tăm bông thì làm sao để lấy ráy tai ra ngoài nhỉ?
Mình vừa lên mạng tìm hiểu và đọc được một cách rất hay đăng tải trên báo Thanh niên, mình chia sẻ lại ở đây cho mọi người cùng biết nhé!
Thứ nhất: Sử dụng khăn giấy mềm hoặc tăm bông để làm sạch các phần bên ngoài của tai
Thứ hai: Dầu dùng cho em bé có thể làm mềm ráy tai. Nhỏ một vài giọt vào tai rồi để yên ở đó, ráy tai có thể tự rơi ra ngoài khi chúng ta hoạt động hay nằm ngủ.
Thứ ba: Nếu không dùng dầu, có thể sử dụng thuốc nhỏ (mua ở các hiệu thuốc) có tác dụng làm mềm ráy tai và giúp ráy tai tự bong ra ngoài.
Thứ 4: Bạn cũng có thể nhỏ nước oxy già đã pha loãng vào tai. Hỗn hợp 50/50 giữa nước và oxy già có thể giúp loại bỏ ráy tai.
Mọi người cần phải hiểu rằng, sau khi tích tụ, ráy tai thường tự chui ra khỏi tai. Ngay cả những cử động nhỏ hằng ngày như nhai và nói cũng có thể giúp đẩy ráy tai ra khỏi ống tai.
Nhưng đôi khi xảy ra tình trạng tích tụ ráy tai mà nó không thể ra ngoài được. Nguyên nhân có thể là do sử dụng tăm bông sai cách, do cơ thể tạo ra ráy tai nhiều bất thường, ráy tai dính hoặc cứng hơn và không tự bong ra được. Trong tình huống đó, mọi người cảm thấy ù tai, khó chịu, giảm thính lực. Tốt nhất là đi khám tai mũi họng và nhờ bác sĩ lấy ráy tai ra bằng công cụ chuyên nghiệp.
Khi có quá nhiều ráy tai có thể gây tắc trong ống tủy. Nhưng rất hiếm khi ráy tai cản trở sức nghe. Đa số trường hợp, ngay cả khi có nhiều ráy tai, miễn vẫn có một đường nhỏ để âm thanh đi qua, thính giác sẽ không bị ảnh hưởng, theo Health.
Ảnh: GTR
Hãy chú ý những việc tuyệt đối không nên làm với ráy tai
Thứ nhất, là không tăm bông. Tăm bông có thể vào quá sâu và làm tổn thương màng nhĩ. Điều này có thể dẫn đến đau, mất thính giác hoặc thậm chí tổn thương vĩnh viễn.
Một vấn đề khác là tăm bông có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn. Điều này có thể đẩy ráy tai vào cuối ống tai ngay cạnh màng nhĩ và khiến việc lấy ráy tai trở nên khó khăn và khó chịu hơn.
Thứ 2, không dùng các dụng cụ cứng: Khi làm sạch bên trong, việc sử dụng các dụng cụ lấy ráy tai bằng kim loại nhỏ có thể làm tổn thương da ống tai. Ngay cả những vết xước nhỏ cũng có thể bị nhiễm trùng.
Thực ra trong cuộc sống đây là việc ai cũng từng có thắc mắc nhưng hầu hết mọi người lười tìm hiểu nên cứ dùng tăm bông cho nhanh. Rất đơn giản là chúng ta chỉ cần sủ dụng các loại dầu an toàn hoặc thuốc nhỏ tai để ráy tai mềm ra và có thể tự bong ra ngoài qua quá trình hoạt động hành ngày của con người.
Nhiều người vì ráy tai cứng, lấy sai cách nên gây ra rất nhiều phiền phức, thậm chí ảnh hưởng tới khả năng nghe.
Nhất là với trẻ em bố mẹ nên tìm hiểu kĩ và lựa chọn phương pháp lấy ráy tai an toàn cho con nhé. Các bé có thể nhỏ thuốc vào tai hoặc đi lấy ráy tai định kỳ ở các cơ sở y tế tùy theo cơ địa của từng bé. Bố mẹ không nên dùng tăm bông cho bé nhé vì ráy tai sẽ đẩy sâu vào trong và gây bít tắc đó.
3 tháng tới, 4 tuổi Trời thương ban lộc, chẳng cần bon chen, giàu sang tự đến cửa, không làm mà vẫn có ăn
Nổi tiếng là những người có tính hiền lành, hòa đồng và ân cần, tuổi Thìn thường coi trọng sự cân bằng, hài hòa và có kỹ năng giao tiếp tốt.