Ăn 1 miếng đã không tốt mà nhiều người cứ vô tư ăn

Đối với những loại thực phẩm này, chúng ta cần đảm bảo khâu chế biến sạch sẽ, ăn chín uống sôi để tiêu diệt các loại ký sinh trùng có hại.

05:07 09/09/2024

Các loại ký sinh trùng gây bệnh truyền qua thực phẩm thường gặp là amip, lỵ, giun tròn, giun móc, sán… Khi xâm nhập vào cơ thể con người, chúng có thể gây ra những bệnh như rối loạn tiêu hóa, hội chứng thiếu máu, viêm ruột/dạ dày, viêm đại tràng…

Để đề phng ký sinh trùng xâm nhập cơ thể, bạn hãy thận trọng khi ăn những loại thực phẩm dưới đây.

Lươn

thuc-pham-chua-ky-sinh-trung-01

Môi trường sống của lươn là vùng nước đọng. Ở đây có điều kiện thuận lợi cho các loại ký sinh trùng sinh sôi, phát triển. Do đó, lươn vàng có nguy cơ cao bị nhiễm các loại ký sinh trùng có hại. Vào mùa sinh sản của ký sinh trùng, tỷ lệ nhiễm trùng của lươn có thể lên tới 50%. Tất cả các loài lươn sống trong môi trường bùn lầy, nước đọng đều có nguy cơ bị nhiễm ký sinh, đặc biệt là lươn vàng.

Lươn vàng là vật chủ trung gian của ít nhất 15 loại ký sinh trùng, trong đó có ấu trùng giun tròn. Khi ấu trùng giun tròn xâm nhập vào cơ thể, chúng có thể phát triển và tấn công lên vùng mắt, gây ảnh hưởng tới thị lực. Ngoài ra, lươn còn có thể nhiễm ấu trùng sán. Loại sinh vật này sinh sôi cực nhanh và có thể tấn công các cơ quan nội tạng, não bộ.

Vì vậy, hãy đảm bảo luôn rửa sạch và nấu lươn chín kỹ trước khi ăn, tối thiểu phải đun sôi 4-5 phút.

Ốc

thuc-pham-chua-ky-sinh-trung-02

Ốc là một loại thực phẩm được nhiều người yêu thích nhưng cũng là “ổ chứa” nhiều loại ký sinh trùng. Nếu không chế biến đúng cách và nấu chín kỹ trước khi ăn, mầm bệnh từ ốc có thể xâm nhập vào cơ thể.

Đa số các loài ốc đề sinh sống trong môi trường ao hồ, đầm lầy, nơi có nước đọng nên rất dễ nhiễm ký sinh. Trong đó, ấu trùng giun tròn ống Angiostrongylus cantonensis được đánh giá là loại nguy hiểm nhất.

Một con ốc có thể chứa tới hơn 3.000 ký sinh trùng. Nếu chúng xâm nhập vào cơ thể, người bệnh có thể bị sốt, đau đầu, cứng cổ và gặp nhiều triệu chứng khó chịu khác. Khi Nếu ký sinh trùng xâm nhập lên não, người bệnh có thể bị viêm màng não, mất trí nhớ và nguy hiểm đến tính mạng.

Vì vậy, khi chế biến ốc, bạn cần ngâm kỹ, rửa sạch và nấu chín để đảm bảo an toàn.

Thịt trâu, bò sống hoặc tái

thuc-pham-chua-ky-sinh-trung-03

Thịt trâu, bò là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất quý giá cho cơ thể. Món trâu, bò sống hoặc tái cũng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đây là món ăn có khả năng nhiễm ký sinh trùng cao. Thực tế, đã có bệnh nhân nhập việm do nhiễm trùng khi ăn thịt bò, phổ biến nhất là sán dây bò.

Nang ấu trùng sán dây bò hay xuất hiện ở cơ lưỡi, cơ hoành, cơ tim, cơ mông… của trâu, bò. Loại sinh vật này khi đi vào cơ thể con người sẽ bám vào niêm mạc ruột ở phần trên hỗng tràng và hút dinh dưỡng để tồn tại. Một con sán dây bò trưởng thành có thể dài từ 4-10cm.

Sán dây bò hút dinh dưỡng từ cơ thể, gây tổn thương ở ruột, làm viêm ruột, rối loạn tiêu hóa… Chúng có thể bò lung tung trong dạ dày gây ra hiện tượng đau bụng, rối loạn tiêu hóa, kém ăn, sụt cân, đau đầu, chóng mặt, thiếu máu… Về lâu dài, chúng sẽ gây ra nguy hiểm đến tính mạng của con người.

Ếch hoang dã và rắn

thuc-pham-chua-ky-sinh-trung-04

Các loại ếch và rắn hoang dã có thể mang trong mình ký sinh trùng, phổ biến nhất là ấu trùng sán nhái. Loại sinh vật này có thể bám lên thành ruột của con người. Sau khi nở ra, chúng sẽ xâm nhập lên não thông qua quá trình lưu thông máu. Cách tiêu diệt loại ấu trùng này là nấu chín thực phẩm ở nhiệt độ 100 độ C trong ít nhất 2 phút.

Cá sống

thuc-pham-chua-ky-sinh-trung-05

Các loại cá đều có khả năng chứa ký sinh trùng, nhất là sán lá gan. Con người sẽ mắc bệnh sán lá gan nếu ăn cá chưa nấu chín.

Sán lá gan khi đi vào cơ thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Loại sán lá gan lớn có thể đi qua thành tá tràng, vào ổ bụng rồi sinh trưởng trong nhu mô gan. Về lâu dài, chúng sẽ tiết ra các chất có hại cho gan, gây áp xe gan. Sán cũng có thể di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể như da, cơ, khớp, vú…

Sán lá gan nhỏ cũng xâm nhập vào mô gan, để trứng và gây ra tình trạng xơ gan, tắc mật, áp xe gan…

Tôm, cua sống

Empty

Tôm, cua sống cũng là thực phẩm chứa nhiều ký sinh trùng, phổ biến nhất là sán lá phổi. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, loại sán này sẽ ký sinh trong phổi và khiến người bệnh ho ra máu.

Nhiều người thích ăn tôm, cua sống, tôm cua ngâm tương (không nấu chín bằng nhiệt). Trong khi đó, quá trình ngâm tương, giấm, rượu và các thành phần khác hầu như không thể tiêu diệt hoàn toàn các loại ký sinh.

Củ ấu

Củ ấu rất giàu vitamin và khoáng chất, có hương vị thơm ngon khi nấu canh hoặc hầm với xương. Nhưng chúng được trồng nơi ruộng đất, quá trình sinh trưởng dễ nhiễm vi khuẩn trong nước. Cho nên, chúng cần được trụng qua nước sôi khoảng 15 giây để loại bỏ axit oxalic trước khi chế biến.

Củ mã thầy (hạt dẻ nước)

Củ mã thầy hay còn gọi là hạt dẻ nước giàu dinh dưỡng, ăn vào có tác dụng bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng rất tốt.

Chúng nhỏ xinh, giòn và mọng nước, vị ngọt nên được nhiều người ưa thích ăn như một loại trái cây.

Có thể bạn không biết rằng, củ mã thầy phần lớn được trồng trên ruộng lúa hoặc vùng đất bùn ẩm, nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng dễ bám vào vỏ. Nhiều người nghĩ chỉ cần rửa sạch củ, gặm vỏ ngoài cũng chẳng sao, nhưng làm như vậy rất dễ nuốt phải ấu trùng giun. Cho nên, để ăn loại củ này cần gọt kỹ vỏ trước khi ăn. Có thể mang nấu canh hoặc luộc chín làm salad.

Tags:
Con cái có 5 biểu hiện này dễ bất hiếu, cha mẹ không uốn nắn ắt tuổi già lủi thủi cô đơn

Con cái có 5 biểu hiện này dễ bất hiếu, cha mẹ không uốn nắn ắt tuổi già lủi thủi cô đơn

Nếu con bạn có những biểu hiện này thì nên uốn nắn và chấn chỉnh ngay kẻo sau này bất hiếu, khó dạy.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất