6 điều người nước ngoài vẫn hiểu sai về văn hóa Mỹ, đọc xong bạn sẽ biết vì sao đất nước này đáng sống

Đối với nhiều người Á Đông, văn hóa Mỹ giống như một khu rừng lạ lùng, rất gợi tò mò khiến người ta nửa muốn bước vào khám phá, nửa lại phân vân đứng ngoài. Qua điện ảnh, báo đài, người ta chỉ thấy nước Mỹ đầy rẫy bạo lực, khủng bố, đồng tính luyến ái hay suy đọa đạo đức… Nếu đang chịu ảnh hưởng của những điều ấy, phải chăng bạn đang hiểu sai rất nhiều về văn hóa Mỹ?

01:29 19/12/2024

Ở ngoài đường nếu gặp người xa lạ muốn giãi bày tâm sự, tôi sẵn sàng dừng lại lắng nghe anh ta“, cô Pauline Kelly – nữ nhà văn, giáo sư ngôn ngữ học Hoa Kỳ nói. “Bởi vì tôi biết anh ta đang tìm người lắng nghe để mình bộc bạch hết mọi phiền não trong lòng. Và Chúa đã chọn tôi để giúp đỡ anh ta. Chính Ngài muốn tôi giúp đỡ người xa lạ này. Tôi tin ở Chúa và không bao giờ do dự làm theo cả“. 

Nhiều người nước ngoài cảm thấy kinh ngạc khi chứng kiến một người Mỹ có thể dừng lại lắng nghe người qua đường xa lạ nói về cảnh ngộ của mình. Họ đoán già đoán non, cho rằng người này quá dễ dãi, gặp ai cũng thân thiết được hoặc lại nghĩ rằng người đó quá dại khờ, không chút đề phòng gì.

Giáo sư Kelly cho biết sự kinh ngạc ấy của du khách nước ngoài là điều không lạ lùng. Rất nhiều người nước ngoài vốn không thật sự hiểu rõ văn hóa Mỹ: “Nước Mỹ là kiến lập trên cơ sở tín ngưỡng Thần linh. Thích làm điều thiện và mang lại niềm vui cho người khác là truyền thống ở đây“.

Thực sự, rất nhiều người đang ngộ nhận về văn hóa Mỹ mà không hay biết. Họ đều là những người chưa từng đặt chân đến nước Mỹ, chỉ nghe ai đó nói rằng nước Mỹ thế này, thế khác. Cuối cùng, trong đầu họ hình thành một định kiến rất lớn về nước Mỹ.

Thực ra có rất nhiều điều bạn đang thực sự hiểu sai về văn hóa, con người Mỹ. Dưới đây là một vài trong số đó.

1. Gặp nhau liền hỏi “Bạn ổn không?” (How are you) 

Một số người nước ngoài sinh sống mấy năm ở Mỹ cảm thấy người Mỹ có chút giả tạo và lấy câu chào hỏi này làm ví dụ. Người nước ngoài cho rằng đối phương hỏi: “How are you?“, nhất định là phải rất quan tâm đến mình, mong muốn được nghe mình chia sẻ. Tuy vậy, thông thường sau khi người Mỹ hỏi xong câu ấy liền lập tức rời đi ngay.

Cô Kelly nói, thực ra “How are you?” cùng với những câu chào hỏi như “Hi“, “Hello” vốn không có khác biệt gì, đều là có ý “Chào bạn!“. Trừ phi bạn đang ở trong phòng khám hoặc bị thương, bị ốm, bác sĩ hoặc người khác hỏi bạn “How are you” (Bạn thế nào rồi?). Đó mới là lúc anh ta thực sự quan tâm tới bạn.  

Nhưng ở nước Mỹ, dù là tại khu phố, trường học, công ty hoặc những nơi công cộng khác, hai người biết nhau nhưng không quá thân thiết, khi đụng mặt nhau thông thường đều sẽ hỏi một câu: “How are you?“. Như thế chính là để biểu thị phép lịch sự và tôn trọng. Ý này cũng là nói: “Này, tôi quen biết bạn, bạn khỏe chứ!“. Nếu không làm thế, phần lớn người Mỹ cho là biểu hiện rất mất lịch sự. 

Đôi khi ở cùng một khu phố, hai bên có thể không quen biết nhau nhưng những lúc chạm mặt cũng sẽ chào hỏi bằng câu này. Bởi vì mọi người ở cùng một nơi, gửi lời chào hỏi đến nhau cũng là cách làm khiến đối phương ấm lòng. Người Mỹ thực sự rất tôn trọng người đối diện, luôn để ý tới lời chào, tiếng nói, hành vi của mình sao cho cả đôi bên đều cảm thấy thoải mái nhất. 

 

Họ chào hỏi nhau bằng sự tôn trọng chư không phải chào xã giao, giả tạo. Ảnh minh họa (youtube.com)

 

2. Có thật là “Người dân Mỹ chạy theo chủ nghĩa kim tiền”? 

Người Mỹ rất chú trọng phát triển sự nghiệp cá nhân cũng như tích lũy tài sản. Tất nhiên số lượng tài sản là một trong những yếu tố để đánh giá một người có thành công hay không. Nhưng đây không phải là mục đích duy nhất mà người Mỹ theo đuổi trong đời. Nói họ chỉ biết chạy theo đồng tiền, chủ nghĩa kim tiền là có phần oan uổng. 

Theo cô Kelly, trước nay, rất nhiều người Mỹ lựa chọn tham gia công tác từ thiện, dạy học, y tá, cứu viện khẩn cấp và công tác xã hội. Đây đều là những ngành nghề không giúp mang lại một khoản tiền lớn nhưng vẫn luôn có rất nhiều người Mỹ tình nguyện gia nhập. Từ nhỏ, trẻ em Mỹ đã được dạy về tầm quan trọng của công việc tình nguyện và thiện nguyện. 

Cũng có rất nhiều gia đình Mỹ nhận nuôi những đứa trẻ bất hạnh từ các quốc gia khác. Ví dụ như gia đình Angelina và Bradpitt đã nhận nuôi tới 3 bé đến từ khắp nơi trên thế giới, thậm chí là cả Việt Nam. Không chỉ người nổi tiếng, ở các gia đình bình thường chuyện này cũng khá phổ biến, dù nhận nuôi thêm một đứa trẻ có nghĩa là họ sẽ phải tăng thêm một phần gánh nặng tài chính và trách nhiệm xã hội. 

3. Rất nhiều tỷ phú Mỹ đều là nhà từ thiện 

Rất nhiều tỷ phú người Mỹ như Warren Buffett, Bill Gates, Mark Zuckerberg… đều có quỹ từ thiện của riêng mình. Một số người còn cam kết dùng tới 99% số tài sản để quyên góp cho các tổ chức thiện nguyện. Hồi báo xã hội chính là nhân sinh quan của đại đa số tỷ phú Mỹ.

Người dân Mỹ có truyền thống “thích làm việc thiện”, điểm này rất thích hợp dùng cho những vị cự phú này. Hơn nữa, phần lớn người Mỹ cho rằng, những người giàu có có nghĩa vụ chìa ra bàn tay giúp đỡ hướng đến xã hội hoặc những người khác, bởi vì họ sở hữu và nắm giữ lượng lớn tài sản của quốc gia. 

Rất nhiều tập đoàn tài chính hoặc quỹ từ thiện cá nhân đều có học bổng chuyên tài trợ học phí cho những sinh viên không có tiền học đại học. Những sinh viên xuất sắc nhưng không đủ kinh tế trang trải học hành, đến quỹ này để tìm kiếm sự giúp đỡ, phần lớn đều sẽ có được câu trả lời vừa ý.  

Ở nơi công cộng nếu gặp được một vị tỷ phú nào đó, bạn thậm chí có thể trực tiếp đến bắt chuyện, nói với họ rằng mình đang gặp phải khó khăn về học phí, rất mong nhận được sự giúp đỡ“, cô Kelly nói. “Thông thường, họ sẽ không từ chối yêu cầu của bạn. Họ sẽ chỉ cho bạn cách liên lạc với trợ lý hoặc quỹ từ thiện, mong bạn hãy tiếp tục giữ liên lạc với họ“. Đây là lối hành xử khiến nhiều người nước ngoài đến Mỹ cảm thấy không thể giải thích nổi.  

 

Warren Buffett, Mark Zuckerberg, Bill Gates.Ba tỷ phú Mỹ này họ dùng phần lớn tài sản của mình để làm từ thiện. Ảnh amazon.com

 

4. Người Mỹ cũng sợ giao tiếp xã hội?

Nước Mỹ là một xã hội đa văn hóa, đa sắc tộc, lại vừa tôn trọng nhân quyền. Rất nhiều người cho rằng, người Mỹ yêu thích giao tiếp xã hội, vì sao lại sợ cơ chứ? 

Tuy nhiên, điều đó vốn không như bạn nghĩ. Cô Kelly nói, người Mỹ thích tụ họp nhưng cũng có những lúc cảm thấy không được tự nhiên, thoải mái trong các buổi tiệc tùng. Bản thân cô thường cảm thấy không được thoải mái trong các buổi gặp gỡ có nhiều người lạ mặt. 

Nếu gặp được người trò chuyện ăn ý thì còn đỡ. Nếu không, tôi sẽ kiếm lý do để ra về sớm“, Kelly nói. Thông thường, thích tụ họp nhất vẫn là những người trẻ. Họ sinh lực dồi dào, thích kết giao bạn bè mới. Nhưng những người trung niên và cao tuổi đã không còn thích chỗ đông người, ồn ã nữa. Họ muốn dành cho mình một khoảng không yên tĩnh hơn“. 

Có rất nhiều người Mỹ sống hướng nội, không thích “ngồi lê đôi mách” về những chuyện của người khác, chuyện thị phi. 

5. Người Mỹ không muốn sống cùng người già 

Người Á Đông rất xem trọng “hiếu đạo”, coi việc phụng dưỡng cha mẹ là trách nhiệm của mình. Ở Mỹ, tình huống người ta sống chung với cha mẹ già thật sự khá hiếm.

Cô Kelly nói, người Mỹ có nhiều lý do khi làm như vậy. Không phải họ bất hiếu, không biết phụng dưỡng mẹ cha, cũng không phải chê cha mẹ già cả, mang đến phiền phức cho mình. Nguyên nhân chính là bởi nhiều người công việc thực sự bận rộn, không có thời gian quan tâm đến cha mẹ già. Đặc biệt là ở thủ đô Washington hoặc những đô thị lớn như New York, rất nhiều người công tác trong chính phủ hoặc giới doanh nghiệp, khó mà chăm sóc tốt cho cha mẹ mình. Bởi vậy, họ đã thuê bảo mẫu, y tá để lấp vào khoảng trống này.

Tình huống thứ hai là cha mẹ mắc phải các chứng bệnh già nào đó, ví như bệnh đãng trí hoặc trúng gió. Bản thân con cái không có đủ hiểu biết chăm sóc bệnh nhân. Đã chăm lo không được tốt thì chi bằng thuê mời các chuyên viên về, như thế sẽ yên tâm hơn. 

Cái hiếu đạo của người Mỹ khác với hiếu đạo của Á Đông. Người Mỹ không câu nệ hình thức như việc cứ buộc phải sống chung với cha mẹ mới là giữ tròn chữ hiếu. Họ quan niệm rằng, mang đến cho cha mẹ một môi trường tốt, sự chăm sóc tối ưu nhất cũng chính là có hiếu. Và sự thật là số những bậc cha mẹ người Mỹ phải than phiền vì con cái bất hiếu hầu như rất hiếm. Điều này ở xã hội Á Đông hiện đại lại thực sự phổ biến. Đó thực sự là một nghịch lý khó giải thích.

6. Có phải trẻ em Mỹ đều có phòng riêng của mình? 

Người Mỹ rất xem trọng quyền bảo vệ riêng tư cá nhân. Trong các bộ phim truyền hình Mỹ, có thể bạn thấy rằng, con trẻ ngay từ lúc còn rất nhỏ đã có phòng riêng của mình chứ không chung phòng với anh, chị em hay bố mẹ.

Tuy nhiên cô Kelly nói, hoàn toàn là một cách hiểu sai lầm. Phần lớn các gia đình Mỹ đều có từ hai đến ba đứa trẻ, thậm chí nhiều hơn. Việc các em phải chia sẻ phòng với anh, chị em là rất nhiều, trừ phi trong nhà chỉ có một đứa trẻ. Thông thường sau khi đã khôn lớn hoặc bắt đầu làm việc, dọn ra ở bên ngoài, người ta mới có điều kiện có được căn phòng riêng. 

 

Ảnh minh họa (dreamstime.com)

 

***

Xã hội Mỹ đa dạng và cởi mở, đồng thời xem trọng giá trị và phát triển của cá nhân. Nước Mỹ cũng là quốc gia chú trọng lễ tiết và tôn trọng sự khác biệt. Thuận theo số người di cư sang Mỹ không ngừng gia tăng, dân cư của các quốc gia khác nhau thường có xu hướng sinh sống tập trung tách biệt ở một nơi. 

Cô Kelly cho rằng: “Như vậy thật không tốt lắm, bởi vì nước Mỹ là quốc gia luôn chào đón các nền văn hóa đa dạng. Tôi mong nhìn thấy người của các dân tộc khác nhau chung sống hòa hợp. Bởi vì chúng ta đều là người Mỹ. Tôi không cảm thấy thoải mái khi người ta gọi chỗ này là “thôn Hàn Quốc”, nơi kia thì là “phố người Hoa”, hay “khu người México”… Không kể là đến trước hay đến sau, chúng ta đều là người Mỹ, đều thuộc về nước Mỹ“. 

Tags:
Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất