3 cách đòi lại tiền khi người vay cố tình 'lờ đi' không trả: Tôi đã áp dụng thành công, có kết quả ngay
Kể ra đây cho mọi người biết được cách mà tôi đã làm, cũng có thể nói là bài học đắt giá mà tôi rút ra được cho bản thân mình những năm qua.
00:30 29/12/2023
Tôi không phải tự khoe đâu nhưng bản thân tôi luôn là một chàng trai nổi tiếng tốt bụng trong công ty. Bất kì đồng nghiệp nào gặp khó khăn, tôi cũng cố gắng giúp đỡ bằng mọi cách. Khi một người đồng nghiệp mượn tôi 2,5 triệu (vì có việc gấp gia đình), tôi sẵn sàng giúp đỡ.
Tuy nhiên 3 tháng sau, tôi vẫn không nhận được bất kỳ thông tin nào về việc người đó sẽ trả tiền cho mình. Đã có lần tôi nhắn tin muốn hỏi về khoản vay nhưng người đó cố tình tìm cách để khất lần, sau nữa là thờ ơ coi như không biết.
Cuối cùng, tôi đã trực tiếp nói lời đề nghị trả tiền. Kết quả là không những đối phương không tỏ ra biết ơn mà còn cho rằng tôi là người keo kiệt. Điều này khiến tôi vô cùng tức giận và xấu hổ. Cuối cùng, vì tôi làm căng nên người đó đã trả hết tiền nhưng mối quan hệ giữa chúng tôi thì đã 'chấm hết'.
Kể từ lần đó, tôi rút ra bài học cho riêng mình. Hạn chế đối tượng cho vay. Và nếu đã cho vay mà người kia vẫn không chịu trả thì sẽ dùng các cách sau. Các cách này tôi đã áp dụng hơn 5 lần và lần nào cũng thành công, vừa đòi được tiền vừa giữ được tình cảm 2 bên.
Thứ nhất, nhẹ nhàng nói về vấn đề tài chính
Nếu một người vay bạn tiền và bạn đang muốn đòi lại. Đừng đề nghị trực tiếp mà khi trò chuyện với đối phương, bạn có thể nói nhiều hơn các câu chuyện liên quan đến tiền bạc và những khoản chi tiêu gần đây. Điều này nhằm nhắc nhở đối phương rằng tình hình tài chính gần đây của bạn không tốt trong khi họ vẫn còn đang nợ bạn.
Khi thường xuyên thảo luận về chủ đề tiền bạc với đối phương để họ sẽ biết rằng bạn đang ám chỉ anh ta cần trả nợ.
Nếu chưa thể trả tiền, anh ta sẽ xin lỗi và giải thích cho bạn lý do tại sao. Ngay cả khi anh ta không thể trả lại tiền ngay lập tức, bạn sẽ nhận được thông tin về thời điểm trả tiền.
Thứ hai, thể hiện tình hình tài chính khó khăn của bản thân mình
Nếu gợi ý theo câu chuyện trên mà đối tượng vẫn thờ ơ, bạn hãy bày tỏ sự khó khăn của mình với một sự đồng cảm để anh ta cần thu xếp tiền để hoàn trả.
Khi đặt vấn đề với người đồng nghiệp vay tiền, trước tiên bạn cần bày tỏ sự khó khăn của mình.
Khi nói về những khó khăn của mình, bạn phải tìm cách để đối phương phải có thể cảm nhận và hiểu được. Thông thường khi đã nói như vậy bên kia sẽ trả lại tiền cho bạn nếu họ có tiền.
Ví dụ: Gần đây tôi gặp một số rắc rối. Một người thân trong gia đình tôi bị ốm và cần tiền gấp. Bây giờ tôi khá "kẹt" tiền. Bạn đã mượn tiền của tôi từ tháng trước. Bạn xem dạo này làm ăn có thuận lợi không thì cho trả tôi trước một chút.
Đoạn hội thoại này nhằm cho đối phương biết hoàn cảnh khó khăn của bạn. Thực tế, bạn không muốn đòi tiền ngay nhưng vì hoàn cảnh nên phải sử dụng số tiền này. Ngay cả khi không nhận được toàn bộ số tiền, lời đề nghị này cũng giúp bạn giảm một phần tổn thất.
Cách thứ 3 nên áp dụng khi 2 cách trên không có hiệu quả
Nếu người vay vẫn cố tình không chủ động trả tiền theo 2 cách trên, bạn cần dành thời gian của mình để đi mua sắm với họ. Sau đó, bạn cần để bên kia thanh toán hoá đơn.
Cụ thể: Khi đến trung tâm thương mại để mua đồ với đồng nghiệp, sau đó bạn chọn món đồ tương tự với sồ tiền anh ta đã vay. Khi đó bạn nhờ đối phương thanh toán giúp.
Sau khi anh ta thanh toán hoá đơn, bạn cần tìm cơ hội nói với đồng nghiệp của mình rằng anh ta vẫn nợ bạn. Món đồ này tương tự với số tiền đối phương đã vay nên sẽ bù vào khoản nợ đó. Tuy nhiên, đây chỉ là phương án cuối cùng nên được áp dụng thôi nhé!
Gia đình có vận may sắp đến, làm gì cũng suôn sẻ đều có 4 đặc điểm này, cái thứ 2 chính xác nhất
Người xưa có câu: Hòa hợp dẫn đến sự giàu có, có hòa hợp thì mới thịnh vượng.