3 bộ phận của tôm chứa đầy ký sinh trùng nhưng nhiều người rất thích ăn
Là thực phẩm cung cấp nhiều canxi và chất dinh dưỡng cho cơ thể nên tôm trở thành món ăn phổ biến với nhiều gia đình.
22:16 16/11/2023
Dù thường xuyên ăn món này, nhưng rất có thể nhiều chị em không biết đến 3 bộ phận chứa đầy ký sinh trùng của tôm. Thậm chí có khi còn giữ lại chế biến cho cả nhà ăn vì khá ngon miệng nữa đấy.
Chúng ta thường mua tôm về rửa sạch qua vài lần nước rồi ngâm muối và vớt ra chế biến, chứ đâu biết rằng cần bỏ 3 bộ phận dưới đây vì theo em tìm hiểu, các bộ phận ấy tuy quen thuộc, được ăn nhiều nhưng theo trang VTC News chia sẻ, đấy lại là nơi chứa đầy ký sinh trùng, cực độc nên ăn nhiều sẽ hại thân lắm.
1. Đầu tôm
Đến nay vẫn còn nhiều người tin rằng đầu tôm là nơi chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là canxi. Song thực tế đây là nơi chứa túi thải của tôm, trong đó có kim loại nặng như asen. Nếu dùng với lượng nhỏ có thể chẳng cảm nhận được, nhưng với lượng quá nhiều, cơ thể sẽ sinh ra một số phản ứng là dấu hiệu của sự nhiễm độc và phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nếu nhiễm chất độc này sẽ gây ra dị tật cho thai nhi.
Do đó, tôm mua về, chị em cần loại bỏ phần đầu, làm sạch trước khi chế biến nhé. Đặc biệt, nếu bộ phận này chuyển sang màu đen thì cần bỏ ngay và luôn bởi rất có thể tôm sống trong môi trường nước nhiễm kim loại nặng và các loại muối kết tủa hoặc tôm bệnh.
2. Vỏ tôm
Sai lầm lớn nhất là khi chúng ta nghĩ rằng vỏ tôm chứa nhiều canxi giúp xương răng chắc khỏe nên ăn lấy ăn để, nhưng thực tế là bộ phận này thường không có hoặc có chứa hàm lượng canxi rất ít. Chúng chủ yếu chứa chất chitin – vốn là dạng polymer giúp cấu thành vỏ của các loài giáp xác, nên ăn vào vừa không ngon, vừa chẳng bổ dưỡng gì.
Vậy nên, tốt nhất lúc ăn, chị em nên bóc vỏ ra và ăn phần thịt của tôm, như thế đủ cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể rồi.
3. Đường chỉ đen trên lưng con tôm
Ít ai để ý đến bộ phận này để bóc bỏ ra, thậm chí có người còn bảo việc bóc bỏ công phu và tốn nhiều thời gian, chẳng mang lợi ích gì nhiều nên thường bỏ qua. Song thực tế đây là đường tiêu hóa bao gồm dạ dày và đại tràng của tôm, chứa đầy ký sinh trùng và chất thải còn sót lại của tôm. Đối với tôm nhỏ có thể chị em khó thấy được nhưng với tôm to chúng ta hoàn toàn dễ dàng nhận thấy đường chỉ đen này.
Ký sinh trùng chứa trong đường chỉ đen ấy sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao khi nấu nướng, tuy nhiên, theo các chuyên gia khuyến cáo, chị em nên loại bỏ chúng ở khâu sơ chế nhằm giúp món ăn được đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và trông ngon hơn.
Ngoài những chú ý quan trọng khi sơ chế tôm và dùng tôm, chị em nên chú ý thêm về cách chọn tôm tươi ngon bằng việc quan sát các bộ phận của chúng khi còn ở chợ:
- Trước tiên, vỏ tôm phải tươi sáng và trơn láng, còn nguyên vẹn và linh hoạt. Các bộ phận đầu, thân và chân phải gắn chặt với nhau.
- Cầm con tôm lên cảm nhận được độ săn chắc và phần thân có hơi cong.
- Nếu tôm có một trong các dấu hiệu này thì chị em tuyệt đối không nên mua vì chúng sắp hỏng: Chân tôm chuyển sang màu đen, hoặc tôm nhớt, dính vào nhau, cầm vào thấy sạn dưới ngón tay, tôm có thân uốn thành hình tròn.
- Tùy theo từng loại tôm sẽ có cách nhận biết thêm khác nhau. Ví dụ tôm sú phải chọn con còn sống và vỏ bóng trơn, chắc thịt, sống giữa thân tôm còn trong và tươi. Còn tôm sắt phải chọn con tươi, màu hồng trắng. Riêng với tôm he phải chọn con còn nhảy tanh tách, mắt màu xanh và thân màu hồng trắng. Đặc biệt với tôm hùm, chị em nên chọn loại càng xanh, vỏ tươi bóng và còn bơi khỏe.
Lưu ý thêm là chị em không nên mua tôm đông lạnh vì rất khó nhận biết được độ tươi, hơn nữa chế biến tôm này ăn trông rất nhạt và bở thịt, chứ không ngọt nước và chắc thịt như tôm tươi. Vả lại, hàm lượng dinh dưỡng cũng chẳng còn nhiều nên khả năng cao chỉ ăn phần xác là chính.
Ảnh: Đường chỉ đen trên thân tôm và vỏ tôm là 2 trong 3 bộ phận quen thuộc của tôm không nên ăn vì chứa đầy ký sinh trùng, rất độc với cơ thể con người. Nguồn: VTC News và Dân Trí.
Biết cách chọn tôm ngon và loại bỏ các bộ phận độc của tôm không vẫn chưa đủ, chị em nên chú ý xem mình và người thân có thuộc nhóm nên kiêng ăn tôm không, vì ăn vào có thể sẽ khiến bệnh tình thêm trầm trọng đấy. Chẳng hạn như người đang bị ho, đau mắt đỏ, hen suyễn, mắc các bệnh liên quan đến cường giáp và tuyến giáp, cơ thể đang có triệu chứng viêm nhiễm, hoặc bị dị ứng với hải sản. Cẩn thận trong việc chọn lựa, sơ chế, nấu nướng và ăn uống sẽ giúp mình phòng tránh được nhiều bệnh tật đấy chị em à.
Nhà tắm, nhà vệ sinh rộng đến mấy cũng chớ dại để lâu 4 thứ, vừa mất thẩm mỹ vừa mất vệ sinh
Khi kể ra những căn phòng nhất định phải có trong một ngôi nhà, chắc chắn không thể thiếu sự có mặt của phòng tắm.