
Đại Học Mỹ Đánh Giá Hồ Sơ Của Bạn Như Thế Nào?
Các sinh viên quốc tế ngày càng được chào đón hơn bao giờ hết ở các trường cao đẳng và đại học Mỹ.
23:39 10/04/2017
Hiện nay, có hơn 1 triệu sinh viên từ những quốc gia khác nhau trên thế giới lựa chọn Mỹ làm “bến đỗ du học”, con số này đã tăng 50% so với năm 2010. Sự gia tăng đáng kinh ngạc này vừa là tin tốt, nhưng cũng vừa là tin xấu đối với những ai đang có dự định học tập ở Mỹ. Vì sao ư?
Việc các cơ sở đào tạo ở Mỹ sẵn lòng đón nhận các sinh viên từ khắp nơi trên thế giới và đầu tư vào hệ thống cơ sở vật chất của trường để tạo điều kiện tốt hơn cho các sinh viên quả thật là một điều hoàn toàn đáng mừng. Tuy nhiên, cũng chính vì nhận được nhiều hồ sơ xin học hơn, nên quá trình xét duyệt hồ sơ sẽ khốc liệt và cũng đầy cạnh tranh hơn. Đặc biệt với những trường nhận được nhiều đơn ứng tuyển, bạn cần có sự đầu tư và chăm chút để hồ sơ của mình thật nổi bật trong mắt các thầy cô đánh giá.
Ở Mỹ, mỗi trường sẽ có 1 cách tuyển sinh riêng, hiểu được lý do tồn tại sự khác biệt giữa những bộ hồ sơ của trường này so với trường khác sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho “cuộc chiến” ứng tuyển này. Nhìn chung, bộ phận tuyển sinh đi tìm câu trả lời trong bộ hồ sơ của bạn dựa trên những câu hỏi sau:Đầu tiên, các thầy cô sẽ tìm hiểu xem bạn đã thật sự sẳn sàng và đáp ứng đủ những điều kiện cơ bản để tiếp tục theo đuổi 1 khóa học bậc cao hơn hay chưa. Thêm vào đó, họ cũng muốn biết mục tiêu học tập và định hướng phát triển của bạn có phù hợp với sứ mệnh, mục tiêu và giá trị cốt lõi của trường không. Cuối cùng, trường sẽ xét đến việc nếu được nhận, bạn sẽ có những đóng góp và thay đổi tích cực như thế nào đến môi trường học tập và cộng đồng xung quanh.Những yếu tố này sẽ được cụ thể hóa và quy định rõ ràng hơn tùy theo từng cơ sở đào tạo. Ngoài ra, để giải đáp những thắc mắc trên, các trường sẽ phát triển riêng cho mình 1 mô hình tuyển sinh.Có 3 mô hình tuyển sinh phổ biến thường được áp dụng ở Mỹ:
Mô hình tuyển sinh mở (Open Admission Model)
Mô hình tuyển sinh Mở không yêu cầu điểm số của những bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa (Standardlized Test) như SAT hay ACT, cũng như không yêu cầu các ứng viên nộp bài luận cá nhân hoặc thư tiến cử. Đây là loại hình tuyển sinh thường được các trường cao đẳng cộng đồng áp dụng.Source: Google“Tuyển sinh Mở phù hợp với những cơ sở đào tạo mong muốn mang cơ hội học tập đến cho tất cả mọi đối tượng dù nền tảng học vấn khác nhau,” Dawn Wood, Trưởng Bộ phận phụ trách Chương trình quốc tế của trường Kirkwood Community College ở bang Iowa cho biết.Ông cũng chỉ ra rằng, các chương trình học của cao đẳng cộng đồng là sự lựa chọn phù hợp cho những sinh viên cần trang bị thêm kiến thức học thuật trước khi bước vào chuyên ngành mong muốn, hay cho những ai đang tìm kiếm các khóa học nghề và thực hành, hoặc mong muốn giảm thiểu học phí 4 năm bằng cách chuyển tiếp lên một trường ĐH đối tác sau khi hoàn thành 2 năm học ở cao đẳng cộng đồng.
Mô hình tuyển sinh có tiêu chuẩn đầu vào (Threshold Admission Model)
Các trường đại học sử dụng Mô hình tuyển sinh có tiêu chuẩn đầu vào sẽ công bố rõ ràng những tiêu chí và cách thức mà họ tuyển sinh. Trường sẽ đưa ra mức điểm GPA, SAT hay ACT tối thiểu cần đạt khi xét hồ sơ, tuy nhiên họ không yêu cầu bạn viết bài tự giới thiệu bản thân, bài luận ứng tuyển hay nộp thư đề cử. Mô hình này cũng được sử dụng khá nhiều ở các trường cao đẳng và đại học ở Mỹ, đặc biệt ở những cơ sở đào tạo công lập.Chuck May, Trưởng bộ phận tuyển sinh của ĐH Missouri, cho biết cơ chế sàng lọc này là đặc điểm nhận dạng của Mô hình tuyển sinh có tiêu chuẩn đầu vào. “Với những trường đại học có tiếng, bằng cách đặt ra tiêu chí tuyển sinh rõ ràng, chúng tôi sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm những sinh viên phù hợp và từ đó, bắt đầu trò chuyện để hiểu hơn về họ.”Mô hình này cũng giúp bộ phận tuyển sinh biết được trường có thật phù hợp với một ứng viên ngay cả trong quá trình ứng viên này tìm kiếm và nghiên cứu các trường để nộp hồ sơ, “vì sinh viên khi nộp hồ sơ đã cần có sự tìm hiểu trước về những tiêu chuẩn đánh giá học thuật mà trường đưa ra, và biết rằng họ đáp ứng được tất cả những yêu cầu đó.”
Mô hình tuyển sinh toàn diện (Holistic Admission Model)
Source: GoogleTuyển chọn là nguyên tắc cơ bản của Mô hình tuyển sinh toàn diện. Những trường áp dụng mô hình này sẽ cung cấp thông tin cơ bản về học lực trung bình của các sinh viên được nhận năm trước. Nhờ vậy, ứng viên khóa sau sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về mức điểm trung bình họ cần đạt và kết quả của những kỳ thi được tiêu chuẩn hóa cũng sẽ bị đòi hỏi khắt khe hơn.Mô hình tuyển sinh toàn diện cũng yêu cầu các ứng viên cung cấp bài luận, liệt kê trung thực những hoạt động ngoại khóa đã tham gia cũng như thư đề cử từ giáo viên, người tư vấn hoặc từ người đứng đầu của một tổ chức cộng đồng.Theo ông Seth Walker, Uỷ viên quản trị của Bộ phận tuyển sinh quốc tế ở Trường ĐH Indiana – Bloomington, phương thức tuyển sinh toàn diện cho phép các trường ĐH có cơ hội xem xét các ứng viên trên nhiều khía cạnh hơn. “Khi xem xét hồ sơ, chúng tôi hi vọng mình sẽ cảm nhận được những tố chất đã đưa sinh viên đến được vị trí ngày hôm nay.”Walker cho biết thêm mô hình này cũng giúp trường phân chia đều những sinh viên có khả năng học tập tốt và cả những bạn sở hữu kinh nghiệm hay tài năng khác vào các lớp.Nhìn chung, bạn sẽ nhận biết được đâu là mô hình tuyển sinh sẽ được sử dụng để đánh giá hồ sơ bằng cách truy cập vào website của trường. Một số trường thậm chí còn kết hợp những mô hình trên.


Sở Di Trú Mỹ chọn đủ số 85,000 visa H-1B cho cả năm
Vào sáng ngày Thứ Sáu, Cơ Quan Quốc Tịch và Di Trú Mỹ (USCIS) loan báo có đủ số 85,000 visa loại H-1B cho tài khóa tới, theo như ấn định của Quốc Hội Mỹ.
-
Có 1 thứ phụ nữ ngoại tình rất "thèm", chồng cũng không thể đáp ứng được
-
Cụ ông để lại di chúc căn nhà 12 tỷ ở Sài Gòn cho người nghèo che mưa nắng dù có vợ con đuề huề
-
‘Trí khôn’ của tiệm phở tại sân bay Tân Sơn Nhất, khách phải trả 195.000đ/ 1 tô mà không nói được gì
-
Nỗi lo ông Trump trở lại Nhà Trắng phủ bóng châu Âu
-
Các khu Phố Tàu tại Mỹ bắt đầu cảm nhận ‘cú sốc’ thuế quan
Doanh nghiệp tại các khu Phố Tàu ở Mỹ rơi vào hỗn loạn khi căng thẳng thuế quan leo thang.
-
Những người Mỹ 'than khóc' vì ông Trump
Nhiều người quen của tôi loay hoay tìm cách 'đối phó' với những chính sách của ông Trump.
-
Ông Trump: Sẽ mất 200 năm nếu xét xử từng người nhập cư
Ông Trump chỉ trích Tòa Tối cao cản trở nỗ lực trục xuất người nhập cư trái phép, nói sẽ mất đến 200 năm nếu xét xử từng trường hợp.
-
Chính quyền Trump sẽ truy thu 5 triệu khoản nợ sinh viên
Hàng triệu người Mỹ sắp bị Bộ Giáo dục truy thu hàng trăm tỷ USD từng vay để trang trải học phí thời sinh viên, sau hơn 5 năm được tạm hoãn.
-
Sạc đầy 100% có gây hại cho pin điện thoại? Chuyên gia trả lời!
Nhiều người thường sạc điện thoại qua đêm để bắt đầu ngày mới với 100% pin và các chuyên gia từ lâu đã khuyến cáo thói quen này làm giảm tuổi thọ cho pin.
-
Việt kiều chật vật đối phó 'bão giá' tại Nhật
Giữa lúc giá tiêu dùng tại Nhật leo thang, anh Hoàng Quân ở Chiba chi tiêu dè sẻn, tiết kiệm từng đồng sinh hoạt phí để gửi tiền về trả nợ.
-
Mật vụ Mỹ điều tra vụ túi chứa 3.000 USD của Bộ trưởng bị lấy trộm
Sở Mật vụ Mỹ mở cuộc điều tra sau khi chiếc túi Gucci của Bộ trưởng An ninh Nội địa Noem bị lấy cắp trong nhà hàng, nơi có mặt các đặc vụ.
-
Máy gội đầu tích hợp AI gây sốt tại Trung Quốc
Một số tiệm làm tóc ở Quảng Châu dùng thiết bị gội đầu tự động bằng trí tuệ nhân tạo (AI), thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng và người tiêu dùng.
-
Lãnh đạo đại học khắp nước Mỹ phản đối chính quyền Trump
Hơn 220 lãnh đạo giáo dục đại học Mỹ ký tên vào tuyên bố chung lên án chính quyền Tổng thống Donald Trump can thiệp chính trị và lạm quyền.
-
Harvard - đại học già hơn nước Mỹ, giàu hơn nhiều quốc gia
Đại học Harvard có tuổi đời lâu hơn cả Mỹ và là cơ sở giáo dục giàu nhất nước này, với quy mô quỹ hiến tặng lớn hơn GDP gần 100 quốc gia.
-
Người Mỹ gom mua mỹ phẩm Hàn Quốc
Lo thuế khiến hàng hóa tăng giá, nhiều người tiêu dùng ở Mỹ săn tìm các sản phẩm làm đẹp của Hàn Quốc.
-
Thái độ tiêu cực của người Mỹ với Trung Quốc bất ngờ giảm mạnh
Một khảo sát của Pew cho thấy thái độ tiêu cực của người Mỹ với Trung Quốc đã giảm lần đầu sau 5 năm, khi căng thẳng giữa hai nước tạm lắng trong ngắn hạn.