“Vượt giàu học giỏi“: “Đại tiểu thư“ người Việt giành học bổng đại học hơn 6 tỷ đồng ở Mỹ
Sinh ra đã ở vạch đích, đi du học từ lớp 11, giành học bổng hơn 6 tỷ đồng vào ĐH ở Mỹ, nhưng với nữ sinh Phạm Phương Linh, điều em cần hơn TOEFL, IELTS hay điều kiện gia đình là khả năng thích nghi.
12:23 13/12/2022
Vượt giàu học giỏi
Xinh đẹp, là chị cả trong một gia đình giàu có ở Bình Dương, du học ở Mỹ, nhiều người hình dung về nữ sinh Phạm Phương Linh (sinh năm 2003) như một "đại tiểu thư". Nhưng từ nhỏ, "chị đại" của hai đứa em chưa từng ngừng nỗ lực, khẳng định bằng chính năng lực của bản thân.
Nữ sinh Phạm Phương Linh, cô gái có duyên với học bổng của nhiều trường ở Mỹ.
Những năm cấp 1, cấp 2, học trường công gần nhà, Linh nghiêm túc với việc học và sinh hoạt. Em còn tham gia nhiều hoạt động xã hội từ sớm để rèn khả năng tự tổ chức, sắp xếp việc của tập thể, của bản thân. Hiểu bố mẹ bận rộn, vất vả kiếm tiền, Linh luôn tự nhắc mình việc nào tự làm được, phải tự làm.
Những năm cuối cấp 2, cô nữ sinh dồn sức cho tiếng Anh, tìm hiểu về khí hậu, nhiệt độ, văn hóa của các tiểu bang của Mỹ âm thầm chuẩn bị cho kế hoạch đi du học sớm của mình.
Bắt đầu từ lớp 10, Linh mới chuyển sang học trường tư để có thêm cơ hội tương tác về ngoại ngữ, cô còn tham gia dạy thêm ngoại ngữ. Đó chính là lúc Phương Linh chính thức bắt tay vào "săn" học bổng. Cô tìm hiểu các trường ở các tiểu bang mình thích, xin học bổng thông qua các bài test, các cuộc phỏng vấn trực tiếp với đại diện từng trường.
Linh trúng tuyển có học bổng của 4 trường trung học tại 4 tiểu bang khác nhau của Mỹ. Sau khi cân nhắc, cô gái chọn tiểu bang Maine, nơi ở phần lãnh thổ xa nhất về Đông Bắc của Mỹ, cái nôi của nền học thuật và nghệ thuật Mỹ. Cô gái theo học tại Trường Foxcroft - Academy với học bổng gần nửa tỷ đồng/năm.
Nỗ lực nơi xứ người, giành học bổng hơn 6 tỷ đồng
Cô học trò vừa qua Mỹ thì cả thế giới quay cuồng với cơn đại dịch Covid-19. Đó là thách thức với tất cả, với du học sinh lại càng lớn.
Cô chia sẻ, thời tiết tại Maine khá lạnh, có một mùa đông kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3 hàng năm, những ngày mùa đông mưa, tuyết, gió nhiều.. nhiệt độ chỉ ở khoảng -15 độ C.
Phương Linh một mình hoàn thành chương trình phổ thông ở Mỹ trong điều kiện khắc nghiệt và ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh.
Dịch bệnh tại Mỹ lúc đó quá căng thẳng, nhiều bạn bè lần lượt đặt vé về nước tránh dịch. Gia đình ở nhà cũng nôn nóng nhưng Linh quyết định ở lại để hoàn thành tốt nhất chương trình phổ thông.
Linh vừa chống chọi với thời tiết khắc nghiệt, vừa bảo vệ bản thân trước dịch và cũng là thời điểm tổ chức TOFEL, SAT - hai chứng chỉ quan trọng để xét tuyển vào đại học.
Ảnh hưởng của dịch, thi TOFEL, SAT của Linh liên tục bị hủy nhưng cô nữ sinh vẫn xuất sắc hoàn thành tốt kết quả học tập, liên tục được chọn vào bảng danh dự của trường; đạt SAT 1300 và TOEFL 95.
Trong khó khăn, Linh vẫn đạt kết quả học tập xuất sắc năm lớp 11 và tiếp tục được trường trao thêm học bổng cho năm tiếp theo. Xong phổ thông, mới đây, Phương Linh cùng lúc trúng tuyển học bổng vào 5 trường ĐH ở Mỹ tổng trị giá 273,200 USD (hơn 6 tỷ đồng).
Kết thúc phổ thông, Phương Linh trở thành sinh viên trường University of San Francisco với học bổng gần 2 tỷ đồng
Cô chọn ngành Marketing ở University of San Francisco với học bổng gần 2 tỷ đồng. Chưa hết, lúc đó, Phương Linh cùng bạn bè thành lập một chiến dịch nhỏ hướng về đất nước, kêu gọi đóng góp quỹ ủng hộ đồng bào bị lũ lụt ở miền Trung.
Du học sớm, cần nhất khả năng thích nghi
Xa gia đình đến nửa vòng trái đất, với cô gái trẻ lúc đó mới hơn 16 tuổi phải tập thích nghi từ thời tiết, đồ ăn, văn hóa... và cho đến cả thứ tưởng như mình đã chuẩn bị kỹ càng nhất là tiếng Anh.
Nói về hành trang để du học sớm, Phương Linh chia sẻ, nhiều bạn qua du học bị sốc tiếng Anh trong thời gian đầu vì những gì mình học với thực tế là một khoảnh cách lớn, có nhiều thứ không được học ở Việt Nam.
Với trải nghiệm của mình, theo Phương Linh, du học sớm quan trọng nhất là khả năng tự lập và thích nghi.
Các bạn phải quen với những việc có khi ở nhà chưa bao giờ làm như nấu ăn, tự chăm sóc bản thân khi ốm đau, đi bệnh viện một mình.... Hay văn hóa ẩm thực cũng là một vấn đề không phải ai cũng thích nghi được. Như Linh lúc học phổ thông ở bang Maine, rất ít người châu Á, cô phải dự trữ nhiều đồ ăn Việt Nam để "cứu đói".
"Đi du học, đặc biệt với các bạn đi du học sớm, các chứng chỉ như TOEFL, IELTS là cần thiết nhưng quan trọng không kém phải là sự chuẩn bị về tinh thần và khả năng thích nghi", Phương Linh nhấn mạnh.
Nữ sinh năm nhất University of San Francisco cho biết, lịch học dày đặc, việc quản lý thời gian, sắp xếp mọi việc sao cho hiệu quả khi chuyển sang môi trường sống và học tập mới là điều rất cần thiết. Vậy nhưng, cô cũng sớm lên kế hoạch sẽ tham gia vào các câu lạc bộ và làm thêm.
"Sinh ra đã ở sẵn vạch đích", ít ai biết "con nhà giàu vượt sướng" cũng gian nan. Với Linh, cô chọn lối sống giản dị, chăm chỉ. Gia đình giàu có, bề thế là động lực nhưng cũng là áp lực để mỗi người phải vượt qua để không rơi vào "bẫy" dựa dẫm, ỷ lại...
May mắn lớn nhất của cô gái trẻ là được sống trong một môi trường quan tâm, chia sẻ và đồng hành của gia đình. Đặc biệt, theo Linh mình may mắn được thừa hưởng từ mẹ và ông bà ngoại nhiều phầm chất hình thành nên ý thức, ý chí "có sẵn trong máu".
Hoài Linh gầy xọp, tiều tụy khi ngồi cạnh Mạc Văn Khoa, đứng với Mạnh Quỳnh trông khắc khổ dù chênh 2 tuổi
Xuất hiện cùng các đồng nghiệp trong làng giải trí, Hoài Linh gây chú ý với diện mạo kém sắc, những vết chân chim hằn sâu trên đuôi mắt.