Vợ Việt nơi đất khách: Trần trụi ở.... Paris

Lấy chồng Tây, sang nước ngoài sinh sống chắc hẳn đó là ước mơ của không ít phụ nữ Việt Nam. Thế nhưng, để đi đến cái đích hôn nhân và bước vào cuộc sống nơi đất khách, luôn là những thách thức không chỉ có... hoa hồng.

10:52 16/06/2023

ịa phương lại còn bị bấn loạn bởi cơ man nào các loại thịt. Thịt bò đâu đơn giản là chỉ nói thịt bò là có thể mua được, mà phải loại nào: bavette, entrecôte, onglet (các phân loại thịt bò của Pháp), không dễ để chọn lựa khi trong đầu người mua, chẳng biết chúng dùng để làm gì.
Ông chú hàng thịt có vẻ kiên nhẫn hơn so với cô hàng bánh mì, nhưng không bằng sự nhẫn nại chọn lựa của cô khách nên mắt châu mày chau. Rốt cuộc, vì ái ngại cho sự chần chừ khá lâu của mình, tôi lắp bắp nói bừa một cái tên món thịt, còn làm gì với nó thì sẽ nghĩ, tìm cách sau.
Bước chân vào cửa hàng ăn nhanh châu Á giữa phố, tôi cố gắng nói rõ ràng, chậm rãi câu tiếng pháp "Con là người Việt Nam" khi cô chủ bán hàng tầm ngoài 60 hỏi. Tôi mừng phát thét lên khi cô đáp lại tôi tiếng Việt "A, tôi nói được tiếng Việt. Nhưng tôi là người Lào". Cảm giác thân thuộc vô cùng khi được trò chuyện bằng tiếng mẹ đẻ sau nhiều ngày cứ ấp a ấp úng ngoại ngữ.
Cô động viên tôi: "Ừ tiếng Pháp khó lắm con ơi, cố lên. Tôi ở đây 10 năm rồi, cô mới có mấy tháng thôi". Tôi cám ơn cô rồi mua một cái rouleaux printemps, là gỏi cuốn tôm thịt, ngồi ăn trong lòng có chút buồn bã bởi cái vị ngọt lừ của đường pha trộn với nước lã của chén nước mắm chấm chua cay.
Ném cuốn sách đi và cười ha hả
Tôi vào một trường đại học để bắt đầu khóa vỡ lòng tiếng Pháp. Khóa học hơn 20 người, hầu hết người Ý, Tây Ban Nha. Trong khi tôi còn phải cắm mặt vào bảng chữ cái A, B, C, họ đã có thể cãi nhau bằng tiếng Pháp. Thấy tôi toát mồ hôi vào khi đọc bài, họ nhìn tôi an ủi : "Bọn tao nói tiếng Tây Ban Nha với tiếng Ý, mà Pháp, Ý, Tây Ban Nha cùng hệ ngôn ngữ, tương đồng nhau, nên tụi tao học nói nhanh. Chứ đọc bài không hơn gì mày đâu".
Một cửa hàng bánh mì Paris
Khung cảnh Paris
Mà thật, khi cầm cuốn sách lên tập đọc, ai cũng là học trò lớp một. Sau mỗi lần ngắc nga ngắc ngứ như gà mắc tóc, chúng bạn cười ha hả ầm lên. Chúng ném sách trêu nhau, rồi tinh nghịch phân trần với cô giáo: "Cô biết mà, tiếng Pháp đâu có dễ". Còn tôi thì tay chân trở nên luống cuống, tim đập nhanh hơn, mặt nóng bừng. Cô bạn người Hồng Kông và người Thỗ Nhĩ Kỳ hiểu được cảm giác này.
Chúng tôi kết bạn, đi thư viện, làm bài tập tiếng Pháp với nhau, nhưng giờ giải lao hay vào quán cà phê vẫn luôn tâm sự với nhau bằng tiếng Mỹ. Cô bạn Hồng Kông bảo không thích tiếng Pháp, bạn trai người Pháp bảo học thì học thôi. Cô người Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào tình huống kém tự do hơn, chồng cô vốn là cựu nhà báo, sau trở thành tù chính trị. Cô lưu vong đến Pháp, do đó việc học tiếng Pháp liên quan đến tương lai của cô hơn là một sở thích. Khi được hỏi sẽ theo tiếng Pháp đến cùng không, tôi trả lời không biết nữa.
Nhưng thực sự lúc đó, trong đầu tôi, không phải bài đọc tiếng Pháp khó khăn đến mức nào, chỉ ước mình có thể cười ha hả, ném cuốn sách đi, rồi buông một câu nhẹ tênh, như chúng bạn người châu Âu.
"Cô biết mà, tiếng Pháp đâu có dễ!"
Tags:
Cô gái gốc Việt dùng ký ức quê nhà làm ra loại trà liên tục bán hết sạch ở Mỹ

Cô gái gốc Việt dùng ký ức quê nhà làm ra loại trà liên tục bán hết sạch ở Mỹ

Ký ức khi xuống khỏi xe máy và bước đi trên con đường đất dẫn đến nhà dì, nơi có những cành thanh long, nhãn và vải sum suê vẫn vô cùng sống động trong tâm trí Violet Diana Nguyen.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất