Việt Nam qua mắt người Đức: "Xứ sở những cô gái đi xe máy mặc áo khoác hoa"
“Xứ sở những cô gái đi xe máy mặc áo khoác hoa” là tác phẩm du ký của tác giả Julia Barbara vừa mới được xuất bản tại Việt Nam.
09:31 17/01/2023
Xứ sở những cô gái đi xe máy mặc áo khoác hoa là tập du kí của nhà văn nổi tiếng người Đức, Juli Zeh. Cô bén duyên với Việt Nam khi nhận được lời mời từ Viện Goethe nhân dịp kỷ niệm 35 năm Đức và Việt Nam thiết lập quan hê ngoại giao.
Với ba tuần đi dọc Việt Nam, từ Hà Nội xuôi vào TP.HCM, Juli Zeh gần như huy động mọi giác quan của mình ở cường độ cao để xem, nghe, cảm nhận… Kết quả của hành trình này là những trang du kí vô cùng độc đáo về văn hóa, con người, đời sống…Việt Nam mang tên Xứ sở những cô gái đi xe máy mặc áo khoác hoa.
Ngay từ những trang đầu tiên, độc giả rất dễ bị cảm giác hoang mang từ người viết lây sang mình. Bởi, nhịp thông tin dồn dập. Người đọc bị cuốn vào khoảng thời gian vội vã, quay cuồng thu xếp mà người viết phải trải qua để có thể gác lại cuộc sống trước khi bước chân đến Việt Nam, vùng đất chứa đựng rất nhiều kỳ th
Dịch giả Đinh Bá Anh, người chuyển ngữ cuốn sách đầy nội lực này ví von: Juli Zeh tự coi mình như là một con chó nhỏ chơi cuộn len, nó tò mò, săm soi, háo hức, lăn cuộn len ra rồi kéo lại gần, tung lên, dằn xuống… để tìm kiếm điều bí mật. Và, những “bí mật” rất con người nơi đây để Juli Zeh cho ra đời những trang viết giàu tính hài hước, tự trào nhưng cũng không kém phần sắc bén với hiện thực.
ú trong cái nhìn của du khách phương Tây. Để rồi, sẽ phải cùng tác giả, nhìn quê hương mình với một đôi mắt hoàn toàn khác.
Nhận xét về tác phẩm, ông Wilfried Eckstein, Viện trưởng Viện Goethe Việt Nam cho biết: “Độc giả Đức đã cảm nhận được sự tự diễu cợt và tâm đắc trước những quan sát tinh tế và dễ thương của tác giả về cuộc sống thường nhật ở Việt Nam. Họ cảm nhận cùng Juli và quý mến sự tháo vát của con người nơi đây, quý mếm những cuộc đời khó tin nơi đường phố, trên vỉa hè hoặc trong cửa hàng. Họ bắt đầu mở lòng ra với đất nước và con người nơi đây. Họ cảm mến, ngưỡng mộ và trân trọng Việt Nam...”.
Khép sách lại, khái niệm về thời gian dường như không còn cần thiết. Ba tuần. Cái lạ lẫm đã trở thành cái bình thường. Cái khó tin đã trở thành cái đương nhiên. Thời gian rõ ràng là không quá dài nhưng vẫn đủ để Juli Zeh tạo nên một cuốn sách mỏng với sự hài hước, sự tự giễu đáng yêu về bản thân, về quê hương cũ và quê hương mới – Việt Nam.
Mẹ Việt xa xứ bày cách luộc bánh chưng, bánh tét bằng nồi áp suất không tốn thời gian
Bằng nồi áp suất cũng có thể luộc được bánh chưng, bánh tét ngon như thường lại chẳng tốn thời gian chút nào.