Việt Kiều ngán nhất phải đi bệnh viện, nợ bill trăm ngàn trả hoài không hết
Hồi mới qua Mỹ tui nghe ai cũng doạ, sống ở Mỹ càng lâu là nợ càng nnhiều. Càng ngày càng thấy thấm thía. Hầu hết nguời ta sẽ ôm mấy cái nợ cơ bản: nợ tiêu dùng hàng ngày từ tivi tủ lạnh điện thoại, nợ bill viện phí, nợ vay ăn học , nợ mua nhà góp, nợ xe...
13:09 27/09/2024
Một người khoẻ mạnh như tui cả đời không tốn tiền bịnh viện, đùng cái cũng ôm cái bill viện phí dài như sớ táo quân, đọc tới đâu mù tới đó. Tuy chi phí chưa thấm thía vào đâu so với người ta, nhưng so với 1 người chưa bao giờ biết tốn tiền bịnh, thì là cũng là một cục nợ phải nhịn ăn mà trả dần . Được cái bill này không sinh lãi, thôi thì cứ phải ráng gồng cho sáng mắt chó ra.3
Bảo hiểm y tế Mỹ là bài toán chi li phức tạp. Phần ai nấy biết việc ai nấy hiểu. Người đóng ít có cái giá của đóng ít, đóng cao thì hiển nhiên sẽ đỡ về sau. Phải vô cuộc rồi mới thấm thía cái giá của công ăn việc làm. Đi làm cho mấy chủ mà không mua bảo hiểm cho nhân viên, khi đụng chuyện là sáng mắt cả họ. Thấy nhiều người than sao kiếm nhân viên khó quá à. Tiền trả 1 đồng, việc giao 1 đống, mà đau ốm tự chúng mày xoay sở, ai làm?
Nhiều người quen tui họ kể bill bệnh viện của họ cả triệu đô hoặc hơn rồi. Nhiều quá muốn đắp chiếu nằm trốn nhưng cũng phải ráng sống mà trả nợ chứ chạy đường trời. Người đi làm hãng lớn, thường được bảo hiểm tốt hơn hãng nhỏ. Đụng chuyện thì mới thấy đỡ khoản tiền viện phí này lắm. Ở Mỹ sơ sảy cái vô bệnh viện, sơ sơ là chục ngàn, hơi hơi là vài chục, vài trăm ngàn ngon ơ. Mổ xẻ, chữa các bịnh kiểu ung thư vẫn rạng ngời đẹp như tài tử phim hàn, bill vài triệu. Nhìn đẹp nhiều nợ nhiều, xấu xấu như tui, nợ ít hơn.
Tiền học vấn cũng là cái cục trời giáng. Học trường miễn phí thì cũng chen chúc giành nhau, or thuộc dạng trường không mấy ai ham học. Học ra cái bằng rẻ có giá của rẻ, lương cũng không phải là bèo nhưng vẫn là bọt. Trường có giá trị chút thì tự vay mà học, học sơ sơ y tá thì vay cũng cỡ 100k trở lên. Nhiều người ham học quá quên không dám nhìn sổ nợ, ra trường ôm cục nợ vài trăm ngàn. Kiếm đứa nào lãnh nợ giùm cũng là một phim dài nhiều tập, vô tập nào biết tập đó không biết kết thúc là sao luôn.
Biết là cuộc đời lạ lùng có nhiều người may mắn, siêu may mắn, số đẻ chui ra từ bọc điều lớn lên giẫm thảm đỏ. Họ sẽ thấy cuộc đời đẹp quá má ơi mọi thứ mở sẵn ra xơi.
Tóm lại là ai mới qua Mỹ, nên kiếm hãng xưởng lớn mà làm, làm vất vả chút không chết đâu, tư bản nó tính hết rồi, muốn chết với nó cũng không dễ. Vất vả chút nhưng ít ra đỡ được cái bill bệnh viện cho mình và người thân, còn lại tính tiếp. Đi làm, là giải quyết được 95% rắc rối của đời sống. Còn lại 5% mình tưng tửng chút sống trên mây chút, muốn nổ banh nhà lồng cũng còn có đất dưới chân mà hạ cánh.
Ủa, quay lại chuyện Việt Kiều về nước, Việt Kiều bỏ job bên này lâu quá rồi ai nuôi Việt Kiều, đau bịnh thì chui vào đâu, ai trả bill tháng, viện phí... Này hỏi thiệt, tại tui thấy tui mất job là tui chết liền đó, chó nó thương. Thấy mấy anh Việt Kiều về gái bu quá trời, thương mấy anh quá trời, thấy mắc ghiền.
Nữ bác sĩ người Mỹ gốc Việt trở thành Idol của nhiều sinh viên ngành Y
Là một người Việt thành công tại Mỹ, Bác sĩ Christina Nguyen – cô gái Huế luôn mong muốn được đóng góp sức mình cho quê hương nói chung và ngành Y Việt nói riêng, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay.