Vì sao trứng gà có 2 loại vỏ nâu và vỏ trắng, loại trứng màu nào nhiều dinh dưỡng hơn: Chuyên gia trả lời
Mọi người chắc hẳn ai cũng để ý thấy là trên thị trường luôn có 2 loại trứng gà, khác nhau ở phần vỏ. Một loại trứng gà vỏ trắng còn một loại trứng gà vỏ nâu.
14:38 22/07/2024
Nhiều người đặt ra câu hỏi là vì sao trứng gà lại có 2 loại là vỏ nâu và vỏ trắng, quả trứng có màu vỏ như thế nào thì chứa nhiều dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe hơn.
Câu trả lời cho thắc mắc này đã được báo chí đăng tải rồi. Mình chia sẻ lại thông tin chi tiết trong bài viết bên dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!
Theo như báo Vietnamnet dẫn lời chuyên gia chăn nuôi Trung Tín, người đang làm việc tại Tập đoàn Hy-line (Mỹ) cho biết, tại Mỹ và nhiều nước phát triển khác trên thế giới, người tiêu dùng chỉ chọn quả trứng gà công nghiệp để sử dụng. Nhưng khi đặt chân đến Việt Nam, ông thấy lạ bởi hỏi người dân thường lựa chọn trứng gà thả vườn vì cho rằng nó sạch hơn, bổ dưỡng hơn.
“Khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng không có sự khác biệt nào về dinh dưỡng giữa những quả trứng vỏ trắng và vỏ nâu. Màu sắc của trứng là màu của lớp vỏ ngoài cùng. Đây chủ yếu là đặc điểm di truyền và màu sắc của lớp vỏ không phải là yếu tố quyết định giá trị dinh dưỡng bên trong quả trứng” - ông Trung Tín nói và cho biết, dinh dưỡng của trứng được quyết định chủ yếu do nguồn thức ăn, nước uống, cách chăm sóc, môi trường…
Báo VnExpress dẫn nguồn tờ Eat this cho biết, màu sắc của vỏ trứng không liên quan đến hàm lượng dinh dưỡng mà do giống gà quyết định. Gà lông đỏ hoặc nâu thường cho trứng nâu, trong khi gà lông trắng sẽ đẻ trứng vỏ trắng
Trứng gà công nghiệp nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua thức ăn hằng ngày thì các thành phần trong quả trứng như nước, protein, lipid, glucid, khoáng... sẽ không kém gì trứng gà ta.
Chuyên gia Trung Tín cũng cho biết, nếu muốn phân biệt và chọn được những quả trứng sạch thực sự, chính bạn phải là người tiêu dùng thông thái, biết lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng.
Bước nhận biết đơn giản nhất là vỏ quả trứng gà sạch thường sẫm hơn bình thường. Khi chạm tay vào vỏ trứng gà sạch, bạn sẽ cảm nhận chúng ráp và cứng hơn. Sau khi đập trứng ra bát, lòng đỏ và lòng trắng trứng vẫn giữ nguyên, không bị tan vào nhau. Đặc biệt, trứng gà sạch có mùi rất tanh, rất khó để tách rời lòng trắng trứng khỏi vỏ.
Nếu soi trứng gà sạch dưới bóng đèn hoặc đặt vào lòng bàn tay giữa ánh nắng mặt trời, bạn sẽ thấy lòng đỏ trứng tròn, nằm ở vị trí chính giữa, dường như không di động. Nếu để ngoài không khí hoặc trong lò sưởi ít ngày, bạn sẽ thấy xung quanh trứng có những đường vân. Còn với trứng gà “bẩn”, lòng đỏ trứng sẽ không đứng ở vị trí chính giữa.
Nên ăn trứng gà vỏ nâu hay vỏ trắng, ảnh: dSD
Mời bà con đọc thêm thông tin: Trứng gà, trứng vịt, trứng cút, trứng ngỗng, loại nào tốt nhất cho sức khỏe con người
- Trứng gà cung cấp cho cơ thể một nguồn dinh dưỡng quý báu. Chúng mang đến cho chúng ta 1 lượng lớn phot pho, kẽm và kali. Bên cạnh đó, trứng gà còn chứa nhiều canxi, sunful và các loại vitamin đa dạng cùng hàm lượng sắt có thể đạt đến 7mg/100g.
- Hàm lượng protein trong trứng vịt tương đương với trứng gà. Nhưng tổng lượng khoáng chất trong món ăn này lớn hơn rất nhiều giúp phát triển của xương, phòng chống bệnh thiếu máu.
- Trứng ngỗng có kích thước lớn gấp trứng gà khoảng 3 lần. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng rằng trứng ngỗng to nên bổ hơn các loại trứng khác nhưng kì thực thành phần chất dinh dưỡng trong trứng ngỗng cũng tương tự như trứng gà. Bên cạnh đó, cũng có một số chất trong trứng ngỗng nhiều hơn trứng gà, đơn giản chỉ vì kích cỡ của chúng lớn hơn.
- Mặc dù có kích thước khiêm tốn (nhỏ nhất trong các loại trứng) nhưng giá trị dinh dưỡng trong trứng cút còn cao gấp 4 lần so với trứng gà. Thường thì một quả trứng cút chỉ nặng khoảng 8,5g và chứa 14kcal; 1,2g protein. Bên cạnh đó, trong trứng cút còn có chứa những loại amino axit, khoáng chất, vitamin gần giống như trứng gà và trứng vịt.
Đặc biệt, trứng cút còn có cả choline và vitamin D, hai dưỡng chất này rất tốt cho trí não của trẻ, giúp dẫn truyền thần kinh, tăng cường khả năng ghi nhớ và tiếp nhận thông tin. Trứng cút còn có tác dụng cải thiện khả năng miễn dịch, thị lực ở trẻ nhỏ. Hơn nữa, so với trứng gà, trứng cút cũng ít gây dị ứng hơn nên thích hợp cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi dùng.
Ngoài ra, trứng cút có thể dưỡng nhan sắc, giải đờm, dưỡng phổi, có tác dụng phòng bệnh đột quỵ ở người cao tuổi. Theo quan niệm của người Nhật Bản trứng chim cút quý như nhân sâm, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh phổi, hen, tim và suy nhược thần kinh.
Tuy nhiên, do trứng cút chứa hàm lượng cholesterol cao nên những người bị mỡ máu cao dù không phải là không thể ăn nhưng cũng nên ăn một cách hạn chế, có liều lượng nhất định để tránh làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Tóm lại: Trẻ nhỏ nên ăn nhiều trứng cút, người lao động nặng nhọc nên ăn trứng vịt, người bị tim mạch hay cao huyết áp cần ăn trứng gà.
Thường xuyên đăng 3 điều này lên mạng xã hội chứng tỏ đó là người có EQ thấp
Những người này thiếu năng lực nhận thức cảm xúc của người khác khi chỉ xem xét các vấn đề từ góc nhìn của bản thân. Họ không thể và cũng không muốn xem xét thêm nhiều khía cạnh của sự việc.