Trẻ học chữ, tập viết trước lớp 1 có hại sức khỏe không: Bác sĩ giải đáp cho phụ huynh hiểu

Mình thì con đang còn nhỏ, chưa đến đoạn vào lớp 1 nhưng thấy trên Facebook thấy nhiều mẹ 'khoe' là con đã đọc thông viết thạo rồi.

13:50 14/10/2023

Rồi thì khoe nét chữ của con nọ kia. Ngẫm thấy trẻ con giờ nhiều đứa 'tội' ghê, chẳng được vui chơi thoải mái như trẻ con ngày xưa. Thời của mình, vào lớp 1 rồi mới bắt đầu cầm bút viết chữ chứ học mẫu giáo thì chỉ chơi với tô màu nọ kia thôi. 

Giờ trẻ con đi học không chỉ cho bản thân mà còn học cho cả phụ huynh ý. Mình thấy có nhiều mẹ cũng chia sẻ việc để trẻ con cầm bút sớm sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của xương, nói chung là không tốt cho sự phát triển của bé. Mình nghĩ cái này rất đúng, vì trẻ nhỏ đang chơi chứ đâu phải bó buộc chúng sớm vậy. Học hành là cả quá trình, sau này lớn thì chúng còn cả quãng thời gian dài đi học chứ có phải ngày một ngày 2 đâu.

Mình thấy chuyên gia cũng đã bày tỏ ý kiến của bản thân về vấn đề này trên báo rồi. Nội dung chi tiết mình chia sẻ ở bên dưới nhé.

hình ảnh

Trẻ con mầm non thì chỉ nên tô tô vẽ vẽ. Ảnh minh họa, nguồn: Sohu

Cho trẻ tập viết sớm có ảnh hưởng tới xương khớp không?

Trong khi không ít người cho rằng xương khớp trẻ còn yếu, không nên cầm bút thì có những người lại cho rằng việc cầm bút rất đơn giản. Thế nên chẳng hại gì cho xương khớp cả. Vậy, sự thực là gì?

Theo Ths. BS Nguyễn Dương Nhật Thi (chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức) cho hay: Xương của trẻ em về mặt hình dạng thì chẳng khác gì xương của người lớn. Tuy nhiên, về mặt chất lượng thì tỉ lệ xương sụn lại nhiều hơn, trong khi tỉ lệ xương cốt hóa thì ít hơn. Sở di khi chụp phim X quang, xương bàn tay trẻ trông khác xương bàn tay người lớn là vì mức độ cản tia X của trẻ khác người lớn.

Đối với vấn đề trẻ mầm non cầm bút có hại xương không, BS. Nhật Thi chia sẻ: Tập viết chữ quá sớm không làm ảnh hưởng tới xương của bé. Thế nhưng ở lứa tuổi quá nhỏ thì mức độ chú ý và tập trung chưa cao nên hiệu quả chưa tốt. Thực ra, chưa có nghiên cứu nào nói về độ tuổi cầm bút. Ngay việc tô màu cũng là cầm bút đó thôi. Nhìn chung, việc trẻ cầm bút cũng là cách để khám phá đồ vật. Do đó, bạn có thể cho bé vừa chơi vừa học tập đan xen.

Tuy nhiên, Ths. Lê Minh Công (Phó trưởng khoa tâm lý lâm sàng, BV âm thần TW2, TP. HCM) cho rằng: Trước độ tuổi đến trường (6 tuổi) thì khả năng vận động tinh của trẻ đang trong quá trình hoàn thiện. Lúc này, khớp xương cổ tay, ngón tay của bé chưa tốt nên chưa uốn các nét được. 

Ở độ tuổi này, xương của các bé còn rất non. Việc ngồi go theo những nét chữ sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của xương, dễ gây vẹo cột sống, vẹo xương ngón tay. Vì thế, trước khi vào lớp 1, trẻ chỉ cần làm quen với cách cầm bút và sử dụng các vật có trong tay một cách khéo léo là được. 

hình ảnh

Ảnh chụp X quang bàn tay trẻ mầm non so với bé 7 tuổi. Ảnh minh họa, nguồn: Ngoisao.net

Vậy vấn đề tinh thần, tâm lý thì sao?

TS. Arnold Gesell (người sáng lập ra Viện Phát triển Trẻ em Gesell, trực thuộc Đại học Yale) đánh giá: Từ góc độ dài hạn, trẻ em 2, 3, 4 hay thậm chí là 5, 6 tuổi bắt đầu nhận biết mặt chữ hay số đều không có sự khác biệt trong tương lai. Khi sự phát triển thể chất lẫn tư duy của bé không đạt tới mức độ nhất định, tất cả những sự giáo dục sớm chỉ là lãng phí thời gian.

Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra: Không nên dạy trước cho trẻ em 5 tuổi biết đọc, biết viết. Bởi, ở lứa tuổi này, cơ quan thần kinh của bé phát triển chưa toàn diện, cơ xương còn yếu, chưa phù hợp. Bán cầu não phải của bé phát triển rất mạnh, giúp bé phát huy những môn năng khiếu như múa, hát, kể chuyện, đọc thơ. Còn bán cầu não trái là nơi tiếp thu nững quy định, kiến thức về văn hóa thì phát triển chậm hơn. 

PGS. TS Nguyễn Võ Kỳ Anh (Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người) cho hay: Tay của trẻ có khả năng vận động thô và vận động tinh. Nếu chưa đủ tuổi, việc rèn luyện thô chưa vững mà phụ huynh đã ép con luyện tinh (cầm bút) là sai phương pháp dễ dẫn tới trầm cảm. Chưa kể, mong muốn con nổi trội trong lớp của nhiều phụ huynh nên ép con đi luyện thêm đủ thứ là quá sức. Dần dà, con dễ chán nản, trầm cảm và vô tình hủy hoại tế bào thần kinh của trẻ.

Nói chung ấy mà, mỗi người có một kiểu một cách dạy con khác nhau. Nhưng với mình thì mình nghĩ, cứ để con trọn vẹn tuổi thơ, học là việc cả đời, chậm một tí chẳng sao, chứ nhỡ mà ảnh hưởng tiêu cực đến con thì có phải là hủy hoại cả đời con không.

Tags:
Chị em đừng vui khi chồng để ảnh vợ con trong ví vì làm thế chỉ tán gia bại sản, xua đuổi tài lộc

Chị em đừng vui khi chồng để ảnh vợ con trong ví vì làm thế chỉ tán gia bại sản, xua đuổi tài lộc

Chiếc ví của mỗi người là vật phong thủy, thể hiện nơi giữ tiền của tài lộc.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất