Tổng thống Mỹ Joe Biden ân xá cho con trai
- Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định sử dụng quyền ân xá để miễn trừ cho con trai mình, ông Hunter Biden, khỏi các cáo buộc liên bang liên quan đến súng và thuế. Động thái này đánh dấu sự đảo ngược quan điểm khi ông Biden chuẩn bị rời nhiệm sở.
23:16 02/12/2024
Lệnh ân xá đồng nghĩa với việc ông Hunter Biden sẽ không bị kết án cho những tội danh đã nhận và loại bỏ khả năng phải ngồi tù. Khi các thẩm phán giám sát các vụ án của ông Hunter Biden được thông báo về lệnh ân xá, họ có thể sẽ hủy bỏ các phiên tòa tuyên án, vốn được lên lịch vào ngày 12/12 đối với cáo buộc sở hữu súng bất hợp pháp và ngày 16/12 đối với cáo buộc trốn thuế.
Tổng thống Joe Biden gọi bản án dành cho con trai mình là "một sai lầm về công lý" và chỉ trích rằng ông Hunter trở thành mục tiêu vì yếu tố chính trị.
Quyết định ân xá của Tổng thống Joe Biden đi ngược lại các cam kết trước đó rằng, ông sẽ không sử dụng quyền lực tổng thống để can thiệp vào các vấn đề liên quan đến thành viên gia đình mình.
Động thái này hiện vấp phải làn sóng tranh cãi trong giới chính trị và dư luận Mỹ, cho rằng, ông Biden đã lợi dụng quyền lực tổng thống vì lợi ích cá nhân, làm suy yếu uy tín của Nhà Trắng trong mắt công chúng.
Mỹ áp đặt hạn chế mới với ngành bán dẫn của Trung Quốc
Một động thái mới, đánh dấu những nỗ lực quy mô lớn cuối cùng của chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm ngăn chặn khả năng tiếp cận và sản xuất chip của Trung Quốc đối với các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và quân sự. Đó là Mỹ đang có kế hoạch áp đặt lệnh trừng phạt lớn thứ 3 đối với ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc, hạn chế xuất khẩu cho 140 công ty.
Lệnh hạn chế mới sẽ giới hạn lô hàng chip bộ nhớ băng thông cao (HBM) được vận chuyển sang Trung Quốc - loại chip thiết yếu cho các ứng dụng AI, đồng thời hạn chế xuất khẩu đối với 24 công cụ sản xuất chip bổ sung và 3 phần mềm.
Ngoài ra, quy định mới cũng sẽ mở rộng quyền kiểm soát đối với việc xuất khẩu thiết bị sản xuất chip do các công ty của Mỹ, Nhật Bản và Hà Lan sản xuất sang các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, như Malaysia, Singapore, Israel, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc.
Trước đó, vào tháng 10/2022, Mỹ đã công bố một loạt biện pháp kiểm soát toàn diện nhằm hạn chế việc bán và sản xuất một số loại chip cao cấp - sự thay đổi lớn nhất trong chính sách công nghệ của Mỹ đối với Trung Quốc kể từ những năm 1990./.
Đi Mỹ để làm gì ? - Câu hỏi đánh rớt rất nhiều người phỏng vấn visa Mỹ !
Hầu như tất cả các đương đơn khi bước vào Phỏng vấn Visa Mỹ đều nhận được câu hỏi “Anh / Chị đi Mỹ để làm gì?” Đây là câu hỏi tưởng chừng như rất dễ dàng và đơn giản nhưng lại là nguyên nhân khiến nhiều người bị rớt Visa Mỹ trong oan uổng. Vậy, tại sao câu hỏi này lại mang tính chất quan trọng đến như vậy?