Tổng thống Lincoln: ‘Mỗi người sau 40 tuổi đều phải chịu trách nhiệm cho khuôn mặt của mình’
Có lần, Tổng thống Abraham Lincoln phỏng vấn một ứng viên nam ngoài 40 tuổi đến làm nhân viên cho chính phủ. Mặc dù người đàn ông này rất tài năng nhưng vị Tổng thống vẫn không đồng ý tuyển dụng.
23:58 29/12/2022
Người phụ tá của Lincoln thấy vậy không giấu được băn khoăn, liền hỏi nguyên nhân. Tổng thống nói: “Tôi không thích tướng mạo của anh ấy”.
Người phụ tá vẫn không hiểu nên hỏi lại: “Chẳng lẽ một người khi sinh ra có vẻ ngoài không ưa nhìn thì đó là lỗi của họ sao, thưa ngài?”.
Tổng thống Lincoln điềm tĩnh trả lời: “Mỗi người sau 40 tuổi đều phải chịu trách nhiệm cho khuôn mặt của mình!”.
Quả thực, Lincoln đã điểm trúng điều cốt yếu nhất của đạo làm người. Đến tuổi trung niên, tướng mạo người ta sẽ phản ánh phần lớn tính cách và phẩm chất của họ. Người khoan dung thì khuôn mặt phúc hậu. Người hiền dịu thì tướng mạo đẹp nhu hòa, thánh thiện.
Trái lại, người thô bạo, lỗ mãng thì mặt mũi lúc nào cũng hung dữ. Người lòng dạ nhỏ mọn thì tướng mạo xấu xí, hai hàng lông mày nhíu chặt. Tướng mạo cũng phản ánh sự tu dưỡng tâm tính, lối sống và hành vi của người ta. Người xưa thường nói: “Tướng do tâm sinh” là vì thế.
Tuy nhiên, tướng mạo của một người không phải là một thứ cố định, bất biến, theo họ suốt cả đời, mà hoàn toàn có thể cải biến dần dần. Dung mạo xinh đẹp phần lớn là do sự quyến rũ từ nội tâm lan tỏa. Muốn có một vẻ mặt hòa ái, thánh thiện, sự tu dưỡng tâm tính chính là yếu tố quyết định nhất.
1. Thường xuyên mỉm cười
Người xưa có câu: “Tay hung không đánh mặt cười“. Nụ cười luôn làm rung động lòng người, khiến người ta vui vẻ, thân thiết và gần gũi nhau hơn. Mỉm cười chính là làm bung nở một đóa hoa ngời hương sắc trên khuôn mặt.
Đó không phải là kiểu cười xã giao, gượng gạo, khô cứng mà niềm vui vẻ thực sự xuất phát từ nội tâm. Bạn mỉm cười với mọi người chính là đang trao truyền đi thiện ý, thiện tâm, đang tưới mát những cơn nóng giận và tâm hồn cằn cỗi.
Cười có thể khiến bạn đẹp hơn và cũng có thể khiến người khác hạnh phúc hơn, cớ sao không thể trao nhau một nụ cười?
2. Khen ngợi người khác nhiều hơn
Ai cũng đều muốn nghe những lời khen ngợi, khích lệ đặc biệt là lời khen đúng lúc, đúng chỗ. Có lần, các nhà khoa học tiến hành một thí nghiệm nhỏ với nước. Kết quả cho thấy, sự kết tinh hình dạng của tinh thể nước chịu ảnh hưởng của âm thanh bên ngoài.
Chủ nhiệm của nghiên cứu trên là tiến sĩ Masaru Emoto, giám đốc Viện Hado ở Tokyo (Nhật Bản). Ông phát hiện rằng bật những bản nhạc cổ điển nổi tiếng của Mozart và Beethoven, rồi dùng kính hiển vi quan sát thì thấy các tinh thể nước không ngừng “nhảy múa”, biến hóa đẹp mắt.
Khi nói những lời dễ nghe, các tinh thể nước tạo thành hoa văn hết sức đẹp mắt. Khi nói lời khó nghe thì chúng lại chuyển động hỗn loạn, không có trật tự.
Có câu “Thiện ý một câu ấm ba đông” là như thế. Một lời khen ngợi xuất phát từ thiện tâm chứ không phải lời xã giao, khách sáo có thể mang đến những hiệu quả không ngờ.
Nói lời hay ý đẹp, có thể khích lệ người khác sẽ làm rung động trái tim, tinh thần của họ. Sự rung động ấy cũng sẽ phản ánh ra bên ngoài của họ, thể hiện qua hành vi, lời nói, sắc mặt.
Đồng thời, khi nói ra những lời thiện ý thì bản thân bạn cũng thu được lợi ích. Miệng liền kề tai, bạn nói lời đẹp ý tốt thì cũng chính là đang được lắng nghe chúng, tâm hồn bạn sẽ thanh thản và tướng mạo bạn cũng sẽ đẹp hơn lên.
3. Nhẫn nhịn nhiều hơn, bớt tức giận
Người có thể nhẫn nhịn, ít khi tức giận thì sắc mặt sẽ đẹp hơn. Nhà Phật có câu đại ý rằng, người xấu xí là do thường xuyên tức giận, oán trách mà ra. Người đoan trang trắng trẻo, vẻ mặt rạng ngời, thân thể mềm mại, gặp người người thích là kết quả của sự tu dưỡng nhẫn nhịn mà có được.
Nhưng nhẫn không phải là kìm nén cái tức giận ở sâu bên trong, đè nén tâm can. Nếu làm như vậy thì cũng bằng như nuốt giận vào trong, lâu ngày có thể còn nguy hại hơn. Nhẫn chính là thực sự coi nhẹ mọi chuyện, không để bực dọc trong lòng, ứng xử bằng thái độ cao thượng, nhã nhặn, khoan dung. Đó mới là cái nhẫn lớn nhất của người hiểu chuyện vậy.
4. Luôn biết cảm ơn
Người biết hàm ơn, dù là với bông hoa, ngọn cỏ, thì trong lòng ắt nảy sinh một thứ tình cảm cao đẹp đối với người và vật quanh mình. Nội tâm của họ cũng tỏa ngát hương thơm, như có một bông hoa ẩn giấu, lặng lẽ tỏa sắc khoe hương. Người mà trong lòng tràn đầy hương thơm thì bên ngoài cũng sẽ xinh đẹp rạng rỡ.
5. Giữ tâm niệm tốt đẹp
Vẻ bề ngoài của một người chính là liên quan mật thiết với nội tâm bên trong họ. “Tướng do tâm sinh”, cho nên bên trong tốt đẹp thì bên ngoài sẽ xinh đẹp. Tâm tình của một người ra sao sẽ quyết định vận mệnh, cuộc sống của họ.
Nếu bạn mong muốn trở thành người xinh đẹp, trước hết hãy dùng tâm niệm tốt đẹp để đối đãi với người thế gian. Hãy luôn ôm giữ thiện niệm, biết nghĩ cho người, không phát ra tà niệm, ý xấu nhắm vào người khác. Khi ấy, bạn không những nhận ra mọi thứ đều trở nên xinh đẹp hơn mà ngay cả tướng mạo của mình cũng ngày càng tươi tắn, nhuận sắc.
6. Ở gần người có tâm hồn đẹp
Người xưa nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là có ý nói như vậy. Tiếp xúc với người tốt, có tâm hồn đẹp, bạn sẽ nhận được lợi ích từ họ, dần dần tốt đẹp hơn lên.
Đẹp xấu của người ta không chỉ là vẻ đẹp bề ngoài hào nhoáng hay nhan sắc cá lặn chim sa mà chính là vẻ đẹp của tâm hồn thuần thiện, thánh khiết. Người có tâm hồn đẹp thì dung mạo ắt cũng đẹp tươi.
Giờ thì bạn đã biết rồi, bí quyết để có một tướng mạo đẹp chính là phải có tâm hồn thiện lương. Vẻ tô son chuốt hồng, điểm trang son phấn bên ngoài chỉ là lớp vỏ, khí chất bên trong mới quyết định vận mệnh của bạn vậy!
Tử Du
NSƯT Thoại Mỹ kể về quá khứ khốn khó: Xin xương cá nhà hàng xóm mà ăn
NSƯT Thoại Mỹ là một trong những ngôi sao có tiếng trong làng cải lương Việt Nam. Cuộc sống hiện tại thành công, xinh đẹp nhưng ít ai biết, cô từng có quá khứ cơ cực, thiếu thốn cái ăn, thậm chí còn phải sang nhà hàng xóm, xin xương cá về để ăn cùng cơm trắng chống đói.