Tôi thích lấy vợ Tây: Đơn giản vì suy nghĩ của họ hiện đại hơn người Việt

Ở Tây Âu, phụ nữ thường nỗ lực để chứng minh bản thân xứng đáng được công nhận, thay vì đòi hỏi và so bì chức năng với nam giới.

04:41 29/09/2024

Tôi đang sinh sống và làm việc ở Tây Âu. Vợ của tôi hiện giờ cũng là người Đức, da trắng, tóc vàng, mắt xanh. Nói tới quan điểm về phụ nữ Á Đông, vợ Tây khá đồng quan điểm với tôi. Thực ra, tôi từng kết hôn vợ đầu là người Việt. Cuộc sống sau hôn nhân khi đó của tôi khiến tôi ớn lạnh và phải tự mình đơn phương ly hôn. Vài năm sau, tôi gặp vợ Tây bây giờ và nhận ra cuộc sống dễ thở hơn hẳn do những suy nghĩ hiện đại của phụ nữ phương Tây.

Thú thật, tôi thua kém vợ Tây rất nhiều. Thứ nhất là vì tôi chỉ là người nhập cư, mà người Đức vốn được biết đến là dân tộc rất tự tôn. Vợ tôi là làm quản lý ở một ngân hàng top đầu ở Đức, trong khi tôi chỉ là một giảng viên ở viện đại học. Nhiều người bên nhà vợ là "tay to, "mặt lớn" của ngành tài chính ở Đức, còn tôi vốn xuất thân từ vùng ven Sài Gòn, nhập cư được chỉ nhờ chịu khó học. Thu nhập thì khỏi cần so sánh vì "một trời một vực", thể trạng, sức khỏe cũng vậy.

Dù có khoảng cách chênh lệch giữa chúng tôi nhưng tôi phải thừa nhận phụ nữ Tây rất văn minh vì họ chẳng bao giờ quan tâm tới cái vỏ bề ngoài của đàn ông - điều mà phụ nữ Á Đông lại xem là tiêu chí đầu tiên khi chọn chồng. Ở Tây Âu, phụ nữ thường nỗ lực để tự chứng minh bản thân xứng đáng được công nhận, thay vì đòi hỏi và so bì chức năng với nam giới. 

Thành thật mà nói, phụ nữ Tây Âu cũng từng có thời gian đòi hỏi bình đẳng như cách phụ nữ Đông Á đang làm bây giờ. Nhưng 10 năm nay, họ bắt đầu thừa nhận đó là một quyết định sai lầm, và đang cố gắng thay đổi. Bây giờ, họ thực sự được bình đẳng, và xứng đáng được xã hội trân trọng bằng năng lực của mình chứ không chỉ là hô khẩu hiệu. Khi bạn có giá trị thì sớm muộn cũng sẽ được công nhận, còn nếu không mang lại giá trị gì lớn lao nhưng luôn đòi hỏi thì sẽ chẳng được ai coi trọng.

Phần đông người quen, thân thiết có gốc phương Tây của vợ chồng tôi cũng có chung nhận xét như vậy về phụ nữ Á Đông. Đặc biệt là các anh đã kết hôn và ly hôn phụ nữ Đông Á lại càng gay gắt hơn về chủ đề này.

Nhìn vào lịch sử, có thể thấy phương Tây (nhất là Tây Âu) từng trải qua giai đoạn tương tự chúng ta vào khoảng 10 năm đầu thế kỷ 20, và 20 năm sau thế chiến thứ II. Vì họ có hoàn cảnh lịch sử đặc biệt mà phụ nữ bỗng nhiên cảm thấy tự do, không cần nam giới... Họ đã cần một, hai thế hệ cho xã hội tự điều chỉnh để đạt được nhận thức tương đối hoàn chỉnh về bình đẳng giới như bây giờ.

Ở châu Á, chúng ta mới chỉ mới bắt đầu công cuộc này trong khoảng 10-15 năm nay mà thôi, nên cần thời gian (có thể là dài hơn phương Tây) để hoàn thiện được hệ tư tưởng mới. Vấn đề quan trọng là mỗi người phải tự tìm hiểu để có nhận thức đúng cho bản thân về bình đẳng giới

Tôi luôn tin rằng, không có gì là bình đẳng tuyệt đối, cũng chính vì thế nên con người mới luôn ước ao và đòi hỏi. Sẽ có những việc là bất bình đẳng với phụ nữ, nhưng cũng sẽ có lúc đàn ông mới là nạn nhân của những bất công về giới. Quan trọng là mỗi người trong gia đình cần phải biết chia sẻ với nhau. Đã là vợ chồng thì phải hiểu rằng cả hai bên đều đã, đang và sẽ hy sinh vì nhau ở nhiều phương diện. Còn nếu cứ suốt ngày kể khổ, so đo, đòi hỏi quyền lợi thì hôn nhân cũng chẳng khác gì hợp đồng mua bán.

Tags:
Bảo lãnh cháu gái sang Mỹ, tình cảm chị em…chấm dứt từ đây.

Bảo lãnh cháu gái sang Mỹ, tình cảm chị em…chấm dứt từ đây.

Nhiều người khi đưa con sang Mỹ du học, thay vì cho chúng ở nhà host, hoặc đưa vào dorm (dormitory-ký túc xá), lại muốn gửi họ hàng, bà con, vì quan niệm rằng ‘sống chung với họ hàng, vẫn hơn’.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất