“Tôi làm dâu ở Mỹ” câu chuyện xúc động của cô gái Việt khiến bao người phải suy nghĩ
Mẹ chồng tương lai ra tận sân bay đón tôi còn bố chồng ở nhà cắt vội những quả cà chua cuối cùng để chuẩn bị món salad. Tôi cứ thế bước vào hôn nhân và cảm thấy hóa ra làm dâu không hề khổ như mọi người thường nói.
10:50 08/11/2022
Đọc cái tựa đề tôi tự viết xong, tự nhiên tôi có cảm giác như việc đi làm dâu như một điều gì đó to tát, kinhk hủng lắm. Mà khôngsợ sao được khi trước khi lấy chồng phải nghe biết bao câu chuyện xíchm ích giữa mẹ chồng nàng dâu, những thay đổi khi di chuyển từ nhà mẹ đ….ẻ sang mẹ chồng và cả những mối quan hệ chị em dâu, cô cậu chú bác đan xen, phức tạp.
Đấy là còn chưa kể đến những tác phẩm văn học xôn xao dư luận như “Mẹ chồngănthịtcon dâu” hay bộ phim “Monster-in-law” (Mẹ chồngquỷquái) lấp ló trên kệ CD như khiêukhích những nàng dâu chuẩn bị bước vàocuộcchiếnnhiều tên gọi của hôn nhân này.
Đặc biệt với hình mẫu phụ nữ không giỏi việc nhà, tệ hại việc nấu nướng, đụng đâu đổ đó như tôi thì càng nhiều trở ngại hơn khi phải làm dâu một ai đó. Nói làsợthì cũng không phải vì tính tôi thích thử thách và không ngại đốimặt với những cái mới. Nói khôngsợthì cũng không hẳn vì chẳng biết phía trước là điều gì đó đang chờ mình.
Chỉ biết rằng, ngày đầu tiên tôi đặt chân xuống Texas sau chặng bay dài từ California, đó là một cái ôm từ người phụ nữ cao lớn, người mà lúc đó là mẹ của bạn trai tôi. Câu đầu tiên người phụ nữ ấy nói với tôi là: “Con thật là xinh đẹp. Chuyến bay của con như thế nào? Hy vọng con sẽ có một khoảng thời gian thật vui ở Mỹ”. Sau đó, người phụ nữ ấy ôm tôi thêm một lần nữa trước khi tôi bước lên xe về thẳng nhà của bạn trai mình.
Vừa vào đến nhà, tôi gặp thành viên thứ hai của gia đình, đó là bố của bạn trai tôi. Phải nói rằng, cảm giác đầu tiên khi tôi tiếp xúc với mọi người trong gia đình bạn trai là sự choáng ngợp trước chiều cao của từng thành viên. Cả gia đình cao dần đều từ 1,82 – 1,92 và 1,95 m và riêng anh của bạn trai tôi cao hơn 2m. Tôi có cảm giác nhỏ bé ngay phút đầu tiên bước vào căn nhà này.
Bố bạn trai tôi lúc đó đang ở trong bếp cắt vội những quả cà chua cuối cùng để chuẩn bị món salad cho cả nhà. Vài tuần ghé thăm gia đình bạn trai tôi tại Texas, tôi hiểu được nhiều hơn về gia đình chồng tương lai của mình. Ở đây, việc đi chợ được đảm nhiệm bởi hai người đàn ông trong gia đình, việc rửa chén, giặt áo quần, dọn nhà cũng được hai người đàn ông ấy làm nốt.
Người phụ nữ khi nấu nướng cũng được những thành viên còn lại hỗ trợ. Có hôm thời gian cho phép thì người phụ nữ nấu nướng, còn nếu người phụ nữ bận, người đàn ông đi làm về cũng không bao giờ hỏi hôm nay nhà mình nấu món gì mà tự động vào bếp, tự làm cho mình miếng sandwich hay món gì đó nhè nhẹ để ăn.
Không bao giờ có lời ra tiếng vào khi người phụ nữ ở nhà mà cơm canh không sẵn sàng. Nói chung nó khác xa nhiều so với viễn cảnh tôi từng tưởng tượng về cuộc sống hôn nhân là như thế nào.
Lúc đó tôi cảm thấy yên tâm hơn nhiều vì cuộc sống làm dâu sắp tới của tôi chắc không đến nỗi. Đặc biệt là khi bố bạn trai tôi lúc ấy cứ nhắc nhở tôi là có áo quần gì cần giặt, cứ bỏ ra rồi ông giặt cùng đồ của cả nhà vì ông giặt đồ cho cả nhà.
Nếu có yêu cầu đặc biệt về loại xà bông, hay nước xả vải loại nào thì cứ nói cho ông biết. Đến lúc đó, tôi cảm thấy hóa ra làm dâu không hề khổ như mọi người thường nói. Hóa ra làm dâu còn sướng hơn cả khi làm con gái ở nhà mình.
Tôi cứ thế mà bước vào hôn nhân, vào nhà người Mỹ để làm dâu và cả luôn trải nghiệm cuộc sống mới ở nơi này. Phải nói rằng, làm con dâu gia đình Mỹ thật sướng do họ rất tôn trọng tự do con cái. Đi đâu, làm gì cũng được, miễn là gia đình biết thời gian đi về để khỏi phải lo lắng cho an toàn cho từng cá nhân.
Như bản thân tôi thường làm việc đến tận 2, 3 giờ sáng ngày hôm sau nên hiếm khi tôi thức dậy vào khoảng thời gian mà những người khác trong gia đình thức dậy. Trước giờ tôi thức giấc bố mẹ chồng tôi đều đi nhẹ nói khẽ và đặc biệt là tránh gọi điện thoại giờ tôi đang ngủ để tiếng điện thoại không đánh thức tôi dậy. Họ quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ của tôi như chính tôi là con gái của họ.
Tôi cảm thấy may mắn khi làm dâu một gia đình mà từng thành viên luôn yêu thương lẫn nhau. Đó là những con người tốt, nhân hậu, tình cảm và đề cao giá trị gia đình lên trên hết. Họ sống gắn bó, gần gũi và luôn làm mọi thứ cùng nhau đúng với ý nghĩa của một gia đình thật sự. Họ khác hẳn với những điều tôi nghe về bố mẹ chồng Tây từ kinh nghiệm của những người đi trước.
Tôi nghĩ điều này hình thành từ nền tảng gia đình, mỗi gia đình coi trọng giá trị truyền thồng theo một cách khác nhau. Đặc biệt là ở các gia đình Mỹ, khi mà mối quan hệ mẹ chồng con dâu không thân thiết như những gia đình Việt
nơi mà một năm họ chỉ gặp nhau vài lần vào dịp lễ tết, họ yêu thương nhau nhưng không biết nhiều về nhau nên phải tránh tối đa những quan điểm cá nhân, những nhận xét thẳng thắn vì họ không hiểu nhiều về người kia và không muốn làm phật ý họ.
Nếu mối quan hệ con dâu, mẹ chồng không thật sự thân, thoải mái, rất hiếm khi bạn có thể nghe ý kiến theo kiểu nên hay không nên, hay cả chính ý kiến từ mẹ chồng bạn vì họsợ nhất là làm người kia không hài lòng
và nó ảnh hưởng đến mối quan hệ của họ với con trai họ, hay cả nỗisợ không được gặp con hay gặp cháu của họ. Chưa kể việc khác biệt văn hóa của cả hai càng khiến rào cản ấy như càng khó khăn hơn trong việc tìm hiểu nhau và thật sự thoải mái cùng nhau.
Điều may mắn của tôi là việc bố mẹ chồng tôi sống và làm việc trong môi trường đa văn hóa khi họ còn rất trẻ. Ở họ đó là sự trải nghiệm, sự giao lưu, hòa nhập với nhiều nền văn hóa khác nhau khi họ làm việc cho không quân Mỹ.
Họ đã sống ở rất nhiều quốc gia trải dài từ châu Âu sang Ả Rập và đóngquân ở rất nhiều bang khác nhau của nước Mỹ. Bạn bè của họ đến từ khắp châu lục trên thế giới, tuổi trẻ của họ đã đi qua hết 50 bang, đã trải nghiệp hàng chục nền văn hóa khắp nơi từ châu Âu sang châu Á đến châu Mỹ nên thế giới quan họ được mở rộng và họ có thể hội nhập, thông hiểu cho các khác biệt của văn hóa.
Đứng trước họ tôi thấy mình nhỏ bé, không chỉ ở tuổi đời mà chính là những trải nghiệm, những suy nghĩ và cả cách họ sống cuộc đời của riêng họ. Đó là những con người giàu tri thức, giàu trải nghiệm, lạc quan và nhân hậu.
Tôi học được rất nhiều điều từ họ và tôi cảm thấy tự hào khi được sống chung cùng họ dưới một mái nhà. Ở đây tôi học được rất nhiều điều về nước Mỹ, về người Mỹ, để thật sự hội nhập và yêu thương đất nước này như chính ngôi nhà thứ hai của mình.
Trong 5 năm qua, gia đình chồng tôi biến tôi thành một phần của những hoạt động văn hóa trải dài trên khắp nước Mỹ. Họ khiến tôi yêu nước Mỹ như cách tôi yêu quê hương Việt Nam của mình. Họ giúp tôi học nướng từng cái bánh, đan từng cái giỏ, may từng chiếc bao gối, từng cái giỏ xách, cùng trang trí cây thông, cùng nấu nướng, cùng hồi hộp, cùng mong đợi khi những dịp lễ tết đến.
Họ không ngại lái xe hàng giờ liền để tôi có thể ngắm lá mùa thu, họ không ngại cùng tôi ăn món Việt suốt nhiều ngày trong tuần khi chúng tôi lái xe đến khu người Việt. Họ không ngại ăn nước mắm cùng chả giò, cùng học nấu những món ăn Việt Nam hay cả việc làm kimchi Hàn Quốc bởi vì tôi thích những món đó.
5 năm qua, tôi và mẹ chồng không biết đã có biết bao cuộc trò chuyện dài cả tiếng đồng hồ về những điều ngớ ngẩn, những đề tài về bạn bè, về văn hóa, về mẹ và con gái… những đề tài chẳng đâu vào đâu nhưng lại khiến chúng tôi gần nhau, hiểu và yêu nhau hơn.
5 năm qua, tôi không ngại tặng mẹ chồng những món quà mà cho vàng con dâu cũng không dám tặng trừ khi đã thực sự hiểu và cảm giác thoải mái với nhau. 5 năm qua, chúng tôi là những người bạn, là mẹ và con gái, là bạn tâm giao, là hai người phụ nữ cùng yêu một người đàn ông trẻ.
5 năm làm vợ, làm con dâu tôi có thể nói với bạn rằng, trong mối quan hệ tưởng chừng như khó khăn để trở nên thân thiết đó, luôn tồn tại những cơ hội để cả hai có thể tìm hiểu về nhau, yêu thương nhau.
Nếu bạn thật sự thành tâm, thật sự yêu thương họ, họ sẽ cảm nhận được và yêu quý bạn nhiều hơn. Mối quan hệ đó đòi hỏi sự cố gắng từ hai phía, đặc biệt là từ phía bạn để họ có thể thấy rằng họ có thêm một cô con gái, chứ không phảimấtđi một người con trai.
Du học sinh Việt tại Mỹ chia sẻ: ‘Nếu nghĩ nước Mỹ vượt trội hơn Việt Nam, bạn đã nhầm!‘
Theo đánh giá của Siêu, mỗi một nền văn hóa có những mặt sáng – tối khác nhau và không thể đặt lên bàn cân so sánh. Thay vì chê bai Việt Nam hay soi mói những góc khuất của nước Mỹ, du học sinh nên tìm hiểu và học cách thích nghi.