Tổ Tiên nói rằng: '3 câu nói khiến con người gặp tai họa', ai khôn ngoan đều tránh

Một người khi không hài lòng, bất mãn, thường thường sẽ nói những lời trách móc.

06:03 16/04/2024

Nói lời oán hận

Người bị oán trách sẽ vì những lời nói cay nghiệt đó mà khắc sâu trong tâm, thậm chí làm ra những việc không thể vãn hồi lại được.

Một người nếu gặp chuyện luôn oán trời trách đất, oán trách người khác, không thể nhận rõ chính mình thì vĩnh viễn không trưởng thành được. Người hễ gặp chuyện là tìm nguyên nhân và đổ cho khách quan, luôn trách cứ người khác thì vĩnh viễn không tiến bộ được.

 

Đừng nói lời oán hận

Đừng nói lời oán hận

 

Lời nói đàm tiếu

Con người sống trong thế gian, ai cũng có những điều riêng tư bí mật, chuyện gia đình, chuyện sự nghiệp, tình cảm… Những chuyện riêng tư như vậy thông thường người ta đều hy vọng không bị người khác biết. Cho nên đối với những việc riêng tư của người khác, chúng ta không nên tùy tiện bình luận, đàm tiếu lung tung.

Một người vạch trần chuyện cá nhân của người khác, cho dù vì sao, cho dù người khác không phản kích lại, cho dù nhất thời người ấy chiếm được lợi nhưng điều đó cũng đã cho thấy phẩm đức ‘không phúc hậu” của người ấy rồi.

Cổ ngữ nói, con người sống trong nhà không phải chỉ vì để che mưa che nắng mà còn để giữ sự riêng tư, con người mặc quần áo không phải chỉ vì để giữ ấm cơ thể mà còn để che đậy sự riêng tư của mình. Cho nên người với người sống với nhau phải có sự tôn trọng, không nên bóc trần sự riêng tư của người khác.

 

Lời nói đàm tiếu

Lời nói đàm tiếu

 

Nói lời kiêu căng, ngạo mạn

Trong quá trình giao tiếp, trước tiên hãy thẳng thắn và đừng nói những lời ngạo mạn khiến người khác phản cảm. Bên cạnh đó, đừng dễ dàng tiếp nhận những việc bạn không thể làm, bởi một khi thất tín, bạn sẽ đánh mất sự tín nhiệm người khác dành cho mình.

Đừng vì sự hư vinh của mình mà nói chuyện một cách ngạo mạn và bộc lộ những thiếu sót của bản thân. Bởi vì làm như vậy chỉ khiến bạn mất nhiều hơn được.

Thời Ngụy Tấn, có người tên Chu Bá Nhân luôn luôn ăn nói hết sức ngạo mạn.

Tấn thư ghi lại, có lần Tấn Nguyên Đế từng mở tiệc chiêu đãi quần thần. Trong lúc cơm no rượu say ngài có nói: "Những người ngồi đây đều là những đại thần trong cả nước, chúng ta hôm nay cùng tề tựu ở đây, chúng ái khanh có thấy ta giống vua Nghiêu Thuấn thời cổ hay không?"

Các đại thần đều gật đầu nói phải, duy chỉ có Chu Bá Nhân lúc đấy ngà ngà say lớn tiếng nói: "Đều là hoàng đế, nhưng hoàng đế ngày nay sao so được với thánh nhân thời xưa?"

Hoàng đế nghe xong vô cùng giận dữ, lập tức hạ chỉ xử tử Bá Nhân, may sao vài ngày sau ông đã được đặc xá.

Câu chuyện này cũng truyền tải cho chúng ta một đạo lý: Nên học cách khiêm tốn, chớ kiêu ngạo như Chu Bá Nhân, kẻo có ngày rước họa vào thân.

Tags:
Thói quen đi đại tiện phản ảnh thế nào về sức khỏe của bạn? Muốn sống thọ chớ nên xem nhẹ

Thói quen đi đại tiện phản ảnh thế nào về sức khỏe của bạn? Muốn sống thọ chớ nên xem nhẹ

Không biết cả nhà có ai thắc mắc giống em rằng, người đi vệ sinh 3 ngày 1 lần và 1 ngày 3 lần thì ai sống khỏe hơn không?

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất