Thứ màu đen trên thân tôm, ngao, hàu, sò, trai là gì? Có ăn được không?
Sợi dây mỏng màu đen trong tôm chính là đường tiêu hóa của chúng nên chứa nhiều chất tiêu hóa không sạch.
12:53 09/04/2024
1. Sợi chỉ mỏng màu đen trong tôm
Vì vậy, nếu có thể chúng ta nên bỏ đi khi sơ chế.
Tuy nhiên, nếu không bỏ đi cũng không sao, chỉ cần khi chế biến chúng ta chú ý nấu chín tôm hoàn toàn. Nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt vi khuẩn bên trong nên dù có ăn vào vẫn đảm bảo an toàn.
Ở trên đầu tôm cũng có một phần màu đen. Một số người cho rằng, màu đen đó là do tôm bị nhiễm kim loại nặng quá mức. Nhưng thực tế đó là do dạ dày của tôm nằm ở trên đầu và có thể do tôm ăn nhiều các loại thức ăn sẫm màu như tảo.
2. Phần màu đen trong sò
Phần màu đen trong sò là tuyến tiêu hóa và mang, không thể ăn. Tuyến tiêu hóa của sò có thể có chất thải được bài tiết, kim loại nặng hoặc bùn cát vì vậy chúng ta nên loại bỏ phần đó đi trước khi chế biến, tránh nhiễm bẩn sang các bộ phận ăn được.
Bộ phận ăn được của sò là phần thịt màu trắng và tuyến sinh dục màu trắng hoặc đỏ.
3. Phần màu đen trong ngao
Phần màu đen trong thân ngao chính là tuyến ruột và bùn đất. Trong tuyến ruột của ngao chứa một số chất thải và cả những loại thực phẩm không được tiêu hóa hoàn toàn sau khi ăn.
Do ngao sống dưới đáy biển nông và có chế độ ăn tương đối “sạch sẽ”, chúng ăn tảo, sinh vật phù du. Vì vậy, phần đen trong ngao có thể ăn được, không có vấn đề gì.
4. Phần xanh đen đậm trong hàu
Phần xanh đen đậm trong hàu chủ yếu là nội tạng và đường ruột. Trong đường ruột của hàu có chứa những chất mà chưa tiêu hóa hết nhưng hàu chỉ ăn các loại tảo và thực vật phù du nên phần màu xanh đen đậm của hàu có thể ăn được.
Ngoài lớp vỏ cứng bên ngoài không thể ăn, còn tất cả phần thịt bên trong hàu đều có thể ăn được.
5. Phần đen đen của con trai
Phần đen đen của con trai là “tơ xơ” (tạm dịch), bộ phận giúp chúng bám chắc vào các bề mặt. Phần này dễ bị nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn do tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Vì vậy, cần loại bỏ phần đen của con trai trước khi ăn.
9 loại rau củ quả chống lại tế bào K cực tốt, càng ăn càng sống thọ
Tỏi có thành phần tinh dầu được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào K, ức chế và làm giảm sự nhân lên của chúng.