Thịt gà ăn kèm lá chanh, không chỉ là gia vị tạo thơm mà đó là bài thuốc chữa bệnh, không biết là thiếu xót
Trong văn hóa ẩm thực Việt Nam thì thịt gà đi kèm lá chanh đã thành truyền thống.
13:25 13/10/2023
Trong mâm cỗ, đĩa gà luộc và đĩa muối chấm mà chưa có lá chanh thì chưa trọn vẹn. Những sợi lá chanh thái chỉ rắc lên đĩa gà vàng ruộm căng mọng vừa thơm vừa hấp dẫn. Lá chanh vừa như những sợi trang trí vừa tăng hương thơm kích thích vị giác. Người xưa còn xem cách thái lá chanh để biết sự khéo léo của người nội trợ.
Tại sao thịt gà phải kèm lá chanh, đó chỉ là vì một sự kết hợp gia vị hay vì điều gì? Theo Đông y thịt gà tức kê nhục, có tính ôn, vị ngọt còn lá chanh vị cay tính ôn, tác dụng hòa đàm tiêu đàm chữa ho, sát khuẩn. Do đó dùng lá chanh với thịt gà không chỉ vì hương thơm kích thích vị giác mà đó là sự kết hợp của 2 vị thuốc để bổ trợ cho nhau. Khi ăn thịt gà nhiều người có thể bị dị ứng, nhất là da gà có thể có vi khuẩn nên lá chanh ngoài tác dụng tạo thơm giảm ngấy của thịt thì còn mang tính sát khuẩn, giải độc da gà. Việc ăn kèm lá chanh giúp tránh được nguy cơ khi ăn thịt gà, đặc biệt với những người có thể trạng nhạy cảm. Lá chanh có nhiều công dụng sát trùng, kháng viêm, chống oxy hóa, kháng nấm, hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy hơi chướng bụng, giảm tích tụ khí trong tiêu hóa. Bởi vậy kết hợp thịt gà với lá chanh để giúp món ăn trở nên an toàn hơn cho sức khỏe người dùng.
Tuy nhiên lá chanh mà rắc lên nhiều ăn nhiều thì có thể bị đắng khiến nhiều người khó chịu. Ngoài việc cho lá chanh sống rắc lên trên đĩa thịt gà khi chế biến xong thì bạn cũng có thể cho vài lá chanh vào nồi nước luộc gà để tạo hương thơm. Khi làm món xáo gà cũng có thể cho lá chanh vào nấu cùng để tạo hương thơm cho món ăn, tuy nhiên không cho nhiều vì sẽ bị đắng. Nếu nước luộc gà không dùng ngay thì khi vớt gà nên vớt cả lá chanh ra để nước không bị đắng mà vẫn thơm.
Lưu ý khi chọn và luộc gà
Gà ngon là gà phải tươi khỏe mạnh, không bị chảy nước ở mỏ. Gà trống ngon là trống tơ, cựa còn ngắn mào đỏ, lông mượt, mắt nhanh nhẹn, chân dài, thịt chắc. Gà mái ngon là gà đẻ 1,2 lứa chưa già, không non, lông mượt, phao câu nhỏ, lườn săn chắc, sờ vào thịt đàn hồi.
Khi luộc gà, nên đun nước sôi, cho gia vị, sau đó thả gà vào, rồi hạ lửa để om cho nồi nước tầm 80 độ C, để gà chín từ từ sẽ không bị tuột da và gà sẽ giữ được độ ngọt trong thịt. Luộc gà tránh kiểu lấy dao khứa rạch ở đùi gà vì như thế gà nhanh chín nhưng nước ngọt tứa ra gà sẽ bị khô và mất ngọt. Cách ủ gà không để nước sôi sình sịch sẽ giúp gà chín đều ngon mà không bị khô thịt.
Gà đã để đông đá, muốn luộc ngon thì phải để gà tan đông 100% mới cho vào luộc. Nếu rã đông chưa hết đã cho vào luộc thì thịt gà sẽ bị khô, bã ăn mất ngon.
Muốn da gà giòn có thể chần gà với nước muối: Rửa gà với nước muối, khi luộc gà xong, vớt ra cũng thả ngay vào xô nước muối nguội và sạch.
Lưu ý dùng lá chanh
Lá chanh nên chọn loại bánh tẻ không non không già. Lá non thì mềm nhanh khô và không thơm. Lá chanh già thì vị đắng nhiều, lá giòn dễ gãy khi thái.
Lá chanh thái chỉ nhưng không quá mỏng vì sẽ khô và bay hết tinh dầu. Khi chọn lá chanh nên lấy lá chanh ta, giống lá nhỏ sẽ thơm hơn lá chanh lai dáng lá to.
Trộn nước rửa bát và kem đánh răng theo cách sau đánh bay các ố bẩn trên đồ dùng, khỏi cần mua chất tẩy
Đầu tiên, các bạn đổ ra bát 150ml nước rửa bát loại đậm đặc.