Tâm sự: Đằng sau đồng đô la mà Việt kiều Mỹ gửi về, nước mắt chan cơm – Làm nails hay làm hãng?

Nhiều người Việt ở Mỹ, có thói quen lo cuộc sống bên này thì ít, mà lo bên Việt Nam thì… nhiều.

00:19 02/01/2023

Chắc do Mỹ là đất nước có nhiều cơ hội. Người có sức làm nhiều, sẽ kiếm được nhiều tiền. Người ít sức làm ít, sẽ có ít tiền.

Nên ai cũng nghĩ nghĩ sang tới Mỹ rồi, có việc là kiếm được tiền, bên Việt Nam còn khó khăn, vất vả nên ít nhiều mình phải giúp.

Khổ vì cái “mác Việt kiều”

Mà cũng đúng, lúc chưa đi Mỹ, mỗi lần thấy Việt kiều về nước áo lụa quần là, xài tiền như nước nên nghĩ bên này sướng lắm.

Viết thư qua lại với bạn bè, tôi cũng nghĩ bên đó không cần làm gì hết, tiền trên trời rớt xuống kịnh kịnh để xài, cứ như lá trên cây, ra nhón gót hái sẽ có cả rổ để xài. Bạn tôi cười như điên, bảo qua đây thì biết.

Mười mấy năm lặn ngụp xứ Mỹ. Rốt cục rồi cũng sáng mắt ra. Mỗi tháng mở mắt, bạn sẽ thấy đủ thứ các loại “bill” (hóa đơn) bọng.

Từ hóa đơn nhà, tới xe, bảo hiểm, điện thoại, thức ăn, credit card, chi tiêu lặt vặt. Nợ nần tự lo, chứ chẳng mấy ai kí trả giùm, kể cả họ hàng, ruột thịt.

Sống xứ này mọi người đều ý thức cái sự thật hiển nhiên đó. Vì thế, đa số đều cố làm việc, lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng nếu không muốn vỡ nợ, ra đường mà ở.

Hồi ba tôi còn sống, cứ mỗi tháng anh chị lãnh lương, ba đều thầm thì, ráng nhín nhịn một ít gửi về bên nhà giúp đỡ anh chị tụi bây nhen. Mới qua mà, cuộc sống còn nhiều khó khăn, khốn khó trăm bề, đủ thứ phải chi tiêu.

Anh chị tôi đi làm gục mặt trong hãng không thấy mặt trời, nên nhiều bữa nghe ba nói hoài cũng bực, bảo, bộ chỉ có mấy người bên đó là con, bên này hổng phải, nên ba lo cho bên đó hơn heng.

Thương nhất là cô chú chủ nhà, gốc Bến Tre. Gần sáu mươi rồi, mà sáng nào cũng dậy thiệt sớm nấu ăn cho cả nhà, để con cái có đồ ăn mới tươi ngon mang theo tới chỗ làm. Cô chú “cày” dữ lắm, tới hai ba job (công việc).

Thứ bảy, chủ nhật cô chú cũng không chẳng chịu ở nhà nghỉ ngơi. Hỏi nhà nhỏ xíu, trả gần hết rồi, cô chú đâu cần gì phải làm cho dữ? Cô chúm chím cười, làm để lo cho lũ nhỏ còn ở lại bên quê.

Với lại để dành mua thêm đất, cất nhà, mai sau về dưỡng già chứ hổng chịu nổi mùa đông lạnh lẽo xứ này nữa.

Mười sáu năm sau gặp lại, cô chú đã bảy mấy, con cái mang qua đây gần hết, nhà cửa gì cũng cất xong, lương hưu cũng có rồi, mà hổng thấy về Việt Nam dưỡng già. Ngày ngày vẫn phải xách xe đi làm cho hãng mỹ phẩm.

Tối lãnh việc dọn dẹp, lau chùi mấy cái văn phòng. Hỏi sao cô chú không nghỉ ngơi cho khỏe, sao cứ cực khổ hoài.

Cô cười móm mém, vẫn còn hai đứa bên đó, chưa qua được. Với lại cả đống bên này còn khó khăn. Thôi còn sức thì còn làm, lo cho tụi nó.

Đôi khi nghĩ lại, chính tính thởi lởi, bao đồng, ham lo của bà con bên này, tạo cho người thân và gia đình bên Việt Nam bản tính dựa dẫm và ỷ lại.

Nhiều gia đình tôi biết, có con gái lấy chồng Mỹ, vất vả làm nails kiếm tiền. Còn bên đó, cả nhà ba bốn thế hệ hổng chịu đi làm, cứ kéo về ở hết trong nhà, đợi mỗi tháng con gái gửi về ít trăm bạc tiêu xài, phè phởn.

Người Việt làm nails như thương hiệu

Có một sự mặc định trong nghề nghiệp hầu như ở Mỹ ai cũng biết.

– Người Mexico và các nước Nam Mỹ chuyên làm cầu đường, xây dựng và phụ bếp.

– Người Hoa buôn bán và mở nhà hàng trong các Chinatown.

– Người Việt làm nails và hớt tóc.

– Người Ấn Độ, Pakistan và các nước Nam Á làm chủ cây xăng, cửa hàng tiện lợi.

– Người Hàn làm giặt ủi và mở nhà hàng trong các Koreantown.

– Người Philippines và các nước gốc châu Phi làm y tá và giúp việc nhà…

Thỉnh thoảng ra ngoài, gặp người Việt, sau mấy câu xã giao kiểu: Tên gì? Ở đâu? Chạy xe gì? Mua nhà chưa? Lấy vợ chưa? Mấy cháu rồi? Thì sẽ nghe tiếp hai câu quen thuộc: Qua Mỹ lâu chưa? Làm neo hay làm hãng?

Lúc đầu tôi cũng hơi bực mình với mấy câu hỏi có phần soi mói, vô duyên kiểu này và nghĩ thầm trong bụng, bộ người Việt không biết làm gì khác hơn ngoài neo với hãng?

Mà thôi riết cũng quen, có bực cũng chẳng được gì. Vì trong đầu họ đã có một sự mặc định như vậy rồi.

Vả lại nghề nào làm ra tiền bằng bàn tay với khối óc để nuôi sống bản thân và gia đình thì đều đáng được tôn trọng.

Xem thêm: Chàng trai du học sinh bỏ học trở thành triệu phú đô la trên đất Mỹ: Tự mở công ty riêng, chỉ mới 30 tuổi kiếm được 10 triệu USD/năm

Là du học sinh Việt Nam đời 9X tự mở công ty kinh doanh tại Mỹ, Phạm Đình Quốc Vương (30 tuổi) hiện là giám đốc điều hành một doanh nghiệp có doanh thu đến 10 triệu USD/năm.

16 tuổi lần đầu xa nhà, du học tại bang Minnesota lạnh giá ở đỉnh bắc nước Mỹ, chàng trai Phạm Đình Quốc Vương (quê Củ Chi, TP.HCM) không có chút vốn liếng nào, kể cả tiếng Anh nên phải ở nhờ gia đình người chú. Nhưng chỉ 5 năm sau, Vương thành lập doanh nghiệp.

Cuối năm 2020, Công ty Fastboy Marketing (trụ sở tại TP.Houston, Texas), doanh nghiệp của Vương được tổ chức thống kê các doanh nghiệp tại Mỹ xếp hạng thứ 834 trong top 5.000 doanh nghiệp phát triển nhanh nhất nước Mỹ.

Suýt… đi tù vì không hiểu luật

Từ những ngày đầu đặt chân lên đất Mỹ, Phạm Đình Quốc Vương đã thích “lang thang” tìm tòi bí quyết kinh doanh trên mạng. Cho đến một ngày, người em con chú có mấy cái game cũ nhờ Vương bán trên eBay, giá sao cũng được, chỉ cần đưa lại người em 5 USD. Vương đã bán được 36 USD. Cậu không ngờ, một món đồ cũ có thể bán được giá như thế.

Ý định kinh doanh chính thức nảy ra trong đầu cậu học trò, Vương kêu mấy đứa em gom mua lại những game cũ của bạn bè ở trường. Sau lần đó, Vương thu lợi nhuận gần 5.000 USD. Sau khi bán game cũ, Vương tiếp tục “lấn sân” sang món đồ khác, hoặc hàng hóa người quen mua về nhưng không sử dụng, cần bán lại. Cả một “chân trời” mới về kinh doanh mở ra.

“Sau khi thành thạo cách thức mua bán, mặt hàng nào bán chạy, lợi nhuận cao, tôi chủ động tìm các nguồn hàng trên mạng, đặt mua từ gốc rồi phân loại, chia nhỏ và bán lại qua mạng. Lợi nhuận từ nhiều món hàng có thể gấp hàng chục lần giá gốc”, anh kể.

Vương và vợ con tại trang trại của mình

F.M

Tốt nghiệp phổ thông, vào năm đầu đại học, Vương vẫn vừa học vừa tiếp tục buôn bán… Nhưng con đường kinh doanh không trải toàn hoa hồng, khi mọi thứ đang “ào ào lướt tới” thì Vương “sập hầm”.

Do không hiểu luật pháp Mỹ, Vương thấy quanh mình chẳng ai buôn bán online mà phải nộp thuế nên dù có thu nhập cao cậu chẳng hề khai thuế, vẫn gửi, rút tiền vào ngân hàng với số lượng lớn. Cho đến một ngày, cậu nhận được cuộc gọi từ cảnh sát Mỹ: Anh đã vi phạm luật pháp Mỹ, với nhiều tội danh trong kinh doanh… Tất cả tối sầm, chao đảo!

Kế đó là những tháng ngày đồng hành cùng luật sư, làm việc liên tục với cơ quan luật pháp. Học hành gián đoạn, kinh doanh dang dở, tài khoản ngân hàng bị khóa hết… Mọi thứ tưởng như đã bít kín quanh anh.

"Các luật sư đã giúp tôi thoát khỏi kết cục tồi tệ nhất. Và những ngày tháng bão tố đó đã giúp tôi học nhiều điều về luật pháp kinh doanh của Mỹ”, Vương tâm sự.

Người gốc Việt kinh doanh và làm giàu trên đất Mỹ không hiếm, nhưng thời điểm ấy chưa mấy ai nghĩ đến kinh doanh kỹ thuật số. Vương quyết định gầy dựng một công ty bằng mặt hàng cơ bản nhất, đó là lập website cho các tiệm nail, tiệm tóc, nhà hàng… của người gốc Việt trên đất Mỹ. Sau đó dùng kỹ thuật SEO, đưa các website lên vị trí cao trên trang tìm kiếm Google.

Ở thời điểm cách đây cả chục năm việc này vẫn còn rất mới, nhất là trong cộng đồng tiểu doanh nghiệp gốc Việt tại Mỹ. Công ty khởi lập chỉ có… một nhân viên chính là anh, kiêm tất cả từ kỹ thuật đến kinh doanh…

Nhưng chỉ sau vài năm, những cộng sự lần lượt hội tụ, doanh thu tăng trưởng liên tục. Giờ đây, Công ty Fastboy Marketing đã có nhiều chi nhánh với hơn 200 nhân viên trẻ, độ tuổi trung bình chưa tới 30.

Giấy chứng nhận công ty phát triển nhanh nhất năm 2020

Cùng “ăn nên làm ra”

Điều đặc biệt, Phạm Đình Quốc Vương chẳng có thú ăn chơi nào: không du ngoạn, chẳng siêu xe, thuốc không hút, bia uống hai lon là… “quắc”. Vương sở hữu nhiều trang trại rộng hàng trăm héc ta với rừng cây, hồ nước, sông suối, đầm lầy…, lái xe đi cả ngày không hết.

Anh gắn bó với ruộng vườn, nông trại… bởi nó gợi lại những ký ức tuổi thơ tại quê nhà. Mỗi cuối tuần, Vương cùng vợ và hai con nhỏ lăn lê đồng ruộng, tát cá, đào mương, vọc đất, cho đến khi tất cả cùng bê bết sình lầy. Anh giáo dục con theo cách để chúng hòa nhập với thiên nhiên ngay từ nhỏ.

Trong những bữa ăn cùng nhân viên với đủ thứ món Âu, Á…, Vương lặng lẽ lôi ra một con cá rô kho tộ, ngồi nhấm nháp cùng rau cải luộc và cơm trắng – món ăn đồng quê Việt ấy luôn hiện diện trên bàn ăn của anh.

Niềm vui sau giờ làm việc của Vương là đọc sách. Tại trụ sở công ty, ở vị trí trung tâm là mấy kệ sách của Vương, không chỉ sách kinh doanh mà còn rất nhiều sách từ văn học cho đến vũ trụ học mang sang từ quê nhà.

Với anh, sách không chỉ đem lại kiến thức, cách ứng xử trong kinh doanh mà còn cứu anh khỏi suy sụp trong những giai đoạn khó khăn nhất.

Vương và những nhân viên gốc Việt tại công ty đón tết 2021

Trải qua nhiều sóng gió và hiện tại có được thành công nhất định, Vương lập một kênh YouTube (www.youtube.com/user/vpham022012) chia sẻ mọi bí quyết, phương thức làm ăn của mình, kể cả những lúc vấp ngã. Kênh này được nhiều bạn trẻ đón nhận, bởi sự nhẹ nhàng, khiêm tốn, người thực việc thực, từ chính kinh nghiệm chủ nhân…

Hỏi Vương về quan điểm sống, anh chia sẻ: “Xưa đặt chân lên đất Mỹ với hai bàn tay trắng, tôi chỉ ước sau này học hành, có việc làm ổn định. Nay được như vậy, tôi muốn chia sẻ đời sống ổn định ấy.

Các cộng sự, nhân viên mới vào làm ở công ty cũng với hai bàn tay trắng, công ty phải tạo điều kiện để các bạn cùng có nhà, xe, có cuộc sống tốt. Rộng hơn, công ty muốn đem công nghệ, các hình thức marketing, quảng cáo hiện đại mở rộng trong cộng đồng doanh nghiệp gốc Việt, để tất cả cùng ăn nên làm ra”.

Tại Mỹ, trong nông trại, trên công trường, Vương vẫn thường xuyên cưu mang nhiều hoàn cảnh khó khăn, từ công việc cho đến nơi ăn chốn ở. Anh đặt nhiều căn nhà di động (mobile home) trong trang trại: Ai kẹt nhà thì tới ở tạm, khi ổn thì rời đi. Nơi ấy có thể là chỗ tá túc tạm thời của một bác tài xế già, anh đầu bếp, một gia đình mới nhập cư… Họ cứ đến rồi lại đi, khi mọi thứ đã ổn hơn.

Hằng năm, Vương vẫn cùng gia đình về Việt Nam, lặng lẽ làm từ thiện, chia sẻ cộng đồng. Khi hỏi anh về chuyện này, Vương lắc đầu: “Chẳng đáng gì để nhắc tới”… Theo tìm hiểu riêng của người viết, có một cộng đồng tại quê nhà vẫn định kỳ nhận được sự trợ giúp suốt nhiều năm nay.

PV

Tags:
Lâu lâu mới về nước, nữ tỷ phú Mỹ gốc Việt dát hàng hiệu kín người, chuộng mốt túi xách bé xíu

Lâu lâu mới về nước, nữ tỷ phú Mỹ gốc Việt dát hàng hiệu kín người, chuộng mốt túi xách bé xíu

Lâu lâu mới về Việt Nam, nữ tỷ phú gốc Việt sống trong lâu đài 800 tỷ diện outfit cực trẻ trung, U60 chẳng ngán diện các item của hội con gái 20.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất