Tại sao Việt kiều phải khổ sở vì quà cáp, tiền lì xì tết?

Việt kiều về nước phải tặng quà, tiền nếu không bị nói là keo kiệt.

10:29 19/12/2022

Tại sao nhiều người Việt mình vẫn còn giữ quan niệm kiều bào nước ngoài về nước thì phải cho quà cho tiền?

Họ cũng như người trong nước, cũng phải làm việc đến kiệt sức để tồn tại nơi xứ người chứ đâu chỉ ngồi một chỗ mơ mộng như trong phim ảnh. Lúc họ khó khăn mệt mỏi với cuộc sống, lúc mới lập nghiệp xứ người có ai quan tâm hay hỗ trợ họ không mà cứ mặc định người ta phải cho quà cho tiền?

Việt kiều nhớ nhà nhưng không dám về quê ăn Tết vì sợ tốn tiền mua quà, lì xì

Đừng nghĩ cứ Việt kiều là giàu có vì ở nước ngoài, nhiều người làm việc cực khổ như tại Việt Nam và tốn đủ thứ tiền chi tiêu hàng ngày.

Một chàng trai Việt kiều tâm sự với bạn rằng dù nhớ nhà nhưng không dám về quê ăn Tết vì vé máy bay quá đắt, sợ tốn tiền mua quà và lì xì họ hàng… 

Từ trước đến giờ, nhiều người cứ mặc định Việt kiều là những người có nhiều tiền, thế nên khi về nước phải mua quà tặng mọi người hay mời bạn bè đi ăn uống.

Thế nhưng, một chàng trai Sài thành muốn thay đổi suy nghĩ này của nhiều người Việt khi kể tâm sự buồn của bạn thân Việt kiều nhớ nhà nhưng không dám về quê ăn Tết vì sợ tốn tiền mua quà và lì xì. Nội dung như sau:

Khi có bạn là Việt kiều về nước.

Vài tháng trước, hẹn bạn bè cũ đi ăn, ăn xong cả đám hùn tiền trả luôn phần của bạn, vì lâu lâu bạn mới về, mời bạn một bữa có sao, chứ không phải cứ hễ Việt kiều thì phải mời Việt Nam. Bạn tặng quà, mỗi đứa một cái chai nước rửa tay nhỏ, ít tiền nhưng mà quý, ai cũng thích và hài lòng chứ không phải cứ hễ Việt Kiều thì phải tặng quà mắc tiền, cao cấp.

Ngồi kể chuyện, có đứa kể hồi đó khó khăn ra sao, bạn tiếc rằng lúc đó ở nước ngoài không giúp gì được. Cả đám xua tay, giúp gì mà giúp, đời ai nấy lo, người thân trong gia đình cũng cần phải tự lập chứ đâu phải cứ ở nước ngoài nghe trong nước có chuyện là gửi tiền về giúp, coi sao đặng. Cũng hổng được oán trách gì khi người ta không giúp mình, vì lúc người ta đi, mình cũng có giúp được gì đâu.

Bạn ở Việt Nam được hai tuần, cứ rảnh thì đứa này rủ bạn đi coi kịch, đứa kia rủ bạn đi coi phim nếu bạn có thời gian, để bạn hiểu giờ nước mình ra sao, vui buồn thế nào. Việt kiều thì cũng là người bình thường. Ở nước họ, kiếm tiền cũng cực như tại Việt Nam và tốn đủ thứ tiền chi tiêu hàng ngày. Muốn mua cái vé bay về Việt Nam thăm người thân đã là cả một vấn đề. Họ kiếm nhiều tiền nghe giá trị có vẻ lớn, nhưng so với mức sống ở nước ngoài thì cũng chỉ là vừa đủ, nên đừng áp lực bằng việc họ phải lo lắng cho những người ở nước trong.

Nghe bạn kể, Tết này muốn về mà không dám, vì vé mắc mà còn phải mua quà cho cả hai dòng họ, lì xì này nọ… nên ở bên đó mà nhớ nhà ghê lắm!

Một số người có bạn bè hay họ hàng ở nước ngoài thấu hiểu nỗi lòng của chàng trai Việt kiều trong câu chuyện trên.

“Nói thật có người quen ở bên đó mới biết, làm cực lắm, mỗi lần về quê tằn tiện mới mua đủ vé. Dân mình nhiều người ngộ lắm, cứ nghĩ Việt kiều là oai là giàu dữ lắm luôn. Nói thật, nhiều Việt kiều không giàu bằng người ở Việt Nam”.

Trong khi các bạn đang chuẩn bị có một cái Tết ấm cúng, đoàn viên bên gia đình thì nhiều Việt kiều vẫn phải đi làm ngày đêm để có tiền gửi về cho bố mẹ trả tiền lãi ngân hàng. Đằng sau cái mác Việt kều đấy là những đêm dài dằng dặc và cả máu và nước mắt”.

“Gia đình cậu tôi qua Mỹ định cư, bao nhiêu việc phải lo toan từ đi làm, mua nhà, mua ô tô, lo cho hai em ăn học.

Đi từ sáng đến tối, được lúc làm về nhà vì nhớ anh chị em ở đây mà tranh thủ gọi điện để hỏi thăm nhau.

Chẳng được dư giả gì nhưng lúc nào cũng gửi tiền cho người ở đây. Vài người chẳng biết bên đó cậu cũng khó khăn ra sao, cứ kể khổ để cậu xót rồi gửi tiền về và tỉ tê xin thứ này thứ kia nhưng chẳng biết gửi cho cậu tôi thứ gì làm quà

Họ mặc nhiên cậu tôi qua bên Mỹ là kiếm được nhiều tiền. Ba cái thứ lặt vặt đáng là bao mà cũng xin. Nhiều lúc tôi muốn cậu về Việt Nam chứ chẳng muốn cậu ở xa như vậy. Nhớ cậu, nhớ các em mà sợ mình nói ra,

cậu lại khóc nên thôi. Chỉ mong ở bên đó cậu trang trải cuộc sống được ổn định, thu nhập nhiều để mai này cậu về thăm mọi người”.

“Mình có con bạn đi du học Mỹ, 4 năm rồi chưa được về nhà lần nào. Hỏi sao vậy, nó bảo: ‘Đi học thì làm gì có tiền mà về hả mày?’”.

“Ở bên này làm nail sấp mặt, về nước cũng mang danh Việt kiều. Đứa nào sĩ diện, cứ ta đây Việt kiều thì ráng chịu. Tốt nhất cứ kể thật để họ hàng và bạn bè hiểu”.

Tags:
Vị giáo sư suốt 12 năm giữ quan điểm gộp Tết tây Tết ta: Đề xuất nhưng chưa ai làm nên gia đình tôi vẫn ăn Tết kiểu cũ thôi!

Vị giáo sư suốt 12 năm giữ quan điểm gộp Tết tây Tết ta: Đề xuất nhưng chưa ai làm nên gia đình tôi vẫn ăn Tết kiểu cũ thôi!

Quanh câu chuyện bàn luận về việc bỏ Tết cổ truyền ở Việt Nam, GS Võ Tòng Xuân – người cách đây 11 năm đưa ra đề xuất gộp Tết âm và dương lịch ở Việt Nam đến nay vẫn giữ vững quan điểm. Ông cũng chia sẻ về kế hoạch ăn Tết năm nay của mình.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất