Rửa rau muống nhớ thêm 2 thứ quen thuộc vào thau: Bảo đảm xào hay luộc đều xanh ngon
Đi ăn hàng quán, cứ bảo sao họ xào hoặc luộc dĩa rau muống xanh mướt, ăn vào giòn ngon sần sật.
22:44 20/10/2023
Còn mình tự làm ở nhà, chưa gì thâm đen mềm nhũn ra. Dù thử làm nhiều lần nhưng vẫn không biết mình sai hoặc thiếu chỗ nào, hỏi ra mới biết mình thiếu một bước quan trọng.
Theo bài đăng trên trang Thời báo Văn học Nghệ thuật em mới xem, để xào hoặc luộc rau muống xanh ngon, mẹ cần chú ý đến bước rửa rau muống. Tất nhiên là khi đi chợ, chúng ta cũng phải chọn loại rau muống tươi xanh, chứ không héo úa, như vậy mới có thể chế biến được món ngon. Sau khi mua từ chợ về, mẹ cho rau muống vào thau rửa sạch đất cát rồi sau đó ngâm rau muống trong nước pha muối với 1 lát chanh khoảng 8 phút và vớt ra để thật ráo rồi chuẩn bị chế biến. Chỉ cần còn đọng lại một chút nước cũng sẽ khiến rau muống lâu chín và dễ bị đen ỉu, không còn giòn ngon như nhà hàng.
1. Đối với món rau muống xào
Mẹ cần chuẩn bị thêm nguyên liệu gồm tỏi băm, gừng già băm, dầu hào, dầu ăn, chanh tươi hoặc giấm trắng, tiêu, muối, bột nêm...
Tiếp theo, mẹ đun nóng chảo rồi cho chút dầu vào cùng với tỏi băm và gừng băm xào cho thơm rồi cho rau muống đảo đều ở nhiệt độ cao trong vòng 30 giây. Sau đó, hãy cho thêm các loại gia vị vào và xào tiếp 2 phút là tắt bếp ngay.
Sở dĩ có hướng dẫn ngâm rau muống với vài lát chanh vì axit sẽ giúp rau muống không bị oxy hóa và thâm đen trong không khí. Tuy nhiên, chúng ta không thể vì thế mà cho quá nhiều chanh khi ngâm rau sẽ làm rau muống có vị chua và không còn ngon nữa. Đến khi xào thì hãy cho dầu nhiều hơn bình thường một chút để tạo độ bóng cho món ăn.
Xào xong dĩa rau muống, mẹ nên ăn ngay hoặc trong vòng 30 phút, vì nếu để lâu cũng sẽ không còn xanh mướt, giòn ngon nữa đâu.
2. Đối với món luộc rau muống
Sau khi rửa rau đúng cách như hướng dẫn trên, mẹ chú ý đến các bước luộc rau muống. Đó là chuẩn bị nồi nhiều nước rồi bắc lên bếp đun sôi và cho rau muống vào ngập trong nước. Mẹ nhớ là luộc rau muống cần vặn lửa lớn đến khi chín sôi thì tắt bếp ngay.
Bí quyết để luộc rau muống xanh mướt là phải cho thêm chút muối vào nồi khi luộc. Đến lúc chính rồi vớt ra hãy cho vào thau nước lạnh để rau luôn giòn ngon và không thâm đen, sau đó vớt ra rổ để thật ráo nước. Lúc gắp rau ra dĩa khi còn nóng, mẹ hãy cho 1 muỗng dầu ăn vào trộn đều và bày trí ra dĩa. Như thế sẽ có dĩa rau muống luộc xanh tươi và bóng bẩy đẹp mắt.
Ngoài món xào và luộc, mẹ có thể chế biến rau muống thành các món như canh chua rau muống, gỏi rau muống...
Ảnh minh họa. Nguồn: Thời báo Văn học Nghệ thuật.
Rau muống là loại rau quen thuộc đối với chúng ta, xuất hiện trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt. Không chỉ là món ăn ngon mà rau muống còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể bao gồm các loại vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, rau muống có tác dụng giảm cholesterol, hỗ trợ điều trị vàng da và các bệnh về gan, hỗ trợ chứng bệnh thiếu máu, hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu và táo bón, hỗ trợ chống lại bệnh tiểu đường, cải thiện sức khỏe tim mạch, phòng chống ung thư, tăng cường thị lực, tăng cường miễn dịch, chống mất ngủ, loại bỏ độc tố cho da....
Tuy mang lại nhiều tác dụng cho cơ thể, nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Các đối tượng sau đây cần tránh ăn rau muống kẻo khiến tình trạng sức khỏe thêm trầm trọng:
- Đang có vết thương hở vì ăn rau muống sẽ khiến các vết sẹo khi lành sẽ lồi lên, trông mất thẩm mỹ.
- Người đang bị viêm khớp.
- Người bị sỏi thận.
- Người đang chữa bệnh theo phương pháp Đông Y.
- Người bị gout.
- Người bị dị ứng hoặc tiêu chảy.
Người bị tiểu đường kiêng khem đủ thứ, riêng 10 loại trái cây ăn rất tốt, bác sĩ cũng ủng hộ
Nói ra thì buồn nhưng mình mới 38 đã bị tiểu đường rồi mọi người ạ.