Nước mắt của người Việt kiều khi xin việc có chủ là đồng hương, không nên hỏi lương trước khi làm
Trong vai một du học sinh Việt Nam đi xin việc, nhà báo mang theo trên mình một camera bí mật tác nghiệp.
13:07 13/10/2024
Nước mắt du học sinh Việt: Vào vai xin việc chủ đồng hương
Trong vai một du học sinh Việt Nam đi xin việc, nhà báo của tinnuocmy mang theo trên mình một camera bí mật tác nghiệp.
Được sự chấp thuận của các tác giả và nhật báo The Times-Picayune xin lược đăng những câu chuyện đang làm dậy sóng trên cộng đồng mạng ở Mỹ
Cô gõ cửa nhiều nhà hàng tại phía tây và đông nam New Orleans MỸ
Cô hỏi chuyện và bí mật ghi hình các quản lý và chủ người Việt để tìm hiểu “mức giá thị trường” cho tiền lương mà du học sinh Việt Nam được trả khi làm việc ở khu vực này.
Lương bèo bọt trả cho đồng hương .Trong số gần 20 chủ nhà hàng và nhân viên mà phóng viên nhật báo The Times-Picayune đã hỏi chuyện, không ai trả mức lương bằng lương tối thiểu của Mỹ , họ trả bằng một nửa lương tối thiểu hoặc có người thì trả hơn chút
Đoạn phim ghi hình bí mật của nhật báo The Times-Picayune cho thấy nhiều nhân viên được yêu cầu phải làm việc 12 giờ mỗi ngày với mức lương bèo bọt đó.
Theo các phóng viên nhật báo The Times-Picayune, các cô thường được chủ lao động đồng hương đưa ra điều kiện là “trả tiền mặt.
Một quản lý nhà hàng ở New Orleans tỏ ra ngạc nhiên khi nghe “người xin việc” cho biết cô có mức lương của cô cao gấp đôi mức lương ông chủ nói(mức lương tối thiểu theo luật định của Mỹ) ở những chỗ làm khác.Bằng thế cơ à ? Tôi không trả được người quản lý nói thẳng
Một chủ nhà hàng Việt khác ở New Orleans đòi giữ một tuần lương của nhân viên như “tiền thế chân”.
“Chú sẽ giữ lương con một tuần, tuần sau sẽ trả lương cho tuần trước đó, để tránh tình trạng làm vài bữa nghỉ”, ông chủ nêu giải pháp của nơi mình quản lý.
Hỏi tiền lương – chuyện kỳ lạ với chủ!
Rồi ông thẳng thừng từ chối nói ra mức lương, đến khi người đi xin việc tiếp tục hỏi về tiền lương, ông nổi giận từ chối không thuê cô nữa: “Nếu mà con hỏi thì chú không nhận đâu.
Tại vì chú chưa biết con làm ra sao mà con hỏi lương thì chú không nhận!”
Hỏi mức lương khi đi xin việc bỗng trở thành một điều gì đó… có phần kỳ lạ ở đây!
“Người xin việc” của nhật báo The Times-Picayune tiếp tục hỏi lương một chủ nhà hàng Việt khác trong khu vực thì nhận được phản ứng:
“Trời đất ơi, vô làm thử trước đi, con thử việc cái đi đã”.
Theo nhóm phóng viên điều tra của The Times-Picayune, cách trả lời về lương của chủ nhà hàng hoặc người quản lý luôn theo kiểu mập mờ vì hẳn họ biết nhiều người cần việc.
Một quản lý đại diện nhà hàng “trấn an” người xin việc khi hỏi lương “em đừng có lo, cứ làm”. Còn “chân thành” hơn, một nhân viên ở một cửa hàng khác còn nhắc khéo “người xin việc” của nhật báo The Times-Picayune rằng: “Ở đây, đi xin việc cấm kỵ nhất là hỏi lương!”.
Khi nhật báo The Times-Picayune quay trở lại với máy quay phim và phóng viên xin tác nghiệp công khai, câu trả lời của những chủ nhà hàng được hỏi xin việc trước đó hoàn toàn thay đổi.
Họ cho biết “chưa bao giờ nghe đến mức lương đó một giờ” hay là “không chắc nữa”. Thậm chí có chủ nhà hàng giờ đây khẳng định chỉ nhờ người trong gia đình làm việc, chứ không thuê mướn nhân viên từ bên ngoài.
Muôn cách đối phó
Sunny Ng, một du học sinh (đã thay đổi họ tên trên bài điều tra), cho biết chủ nhà hàng của anh dặn dò một cách kỹ lưỡng về cách đối phó với nhân viên sở thuế ở Mỹ khi anh làm việc tại nhà hàng.
“Theo kinh nghiệm bản thân thì mình thấy để qua mặt cơ quan chức năng, họ sẽ không nói bạn điền vào đơn xin việc, giấy tờ khai thuế. Họ chỉ coi bạn như một người gia đình, phụ giúp trong nhà thôi.
Bạn không có quyền lợi gì hết khi đi làm ngoài tiền lương theo giờ. Đó là cách họ giảm chi tiêu cho doanh nghiệp”, Sunny Ng giải thích. “Mình đi làm, chủ nhà hàng dặn nếu có ai vào hỏi, thì mình nói mình là người trong nhà, phụ giúp anh chị trông coi hàng quán thôi chứ không phải nhân viên”, Sunny Ng chia sẻ về những gì anh quan sát được khi đi làm.'
Trong khi đó, Lộc Lâm, một du học sinh Việt Nam khác tiết lộ sâu hơn về chiêu thức mà chủ nhà hàng nơi anh từng làm việc đã áp dụng.
“Khi tôi làm nhà hàng thấy họ có hai cuốn sổ. Một cuốn sổ chính thức, ghi tên rất ít nhân viên. Ví dụ nhà hàng có 10 nhân viên một ca thì họ chỉ ghi 4 người thôi. Còn với sổ phụ sẽ phân công thời gian làm của 10 người đó”.
Lộc Lâm giải thích. “Khi mà tổng hợp nộp thuế, họ chỉ cần nộp sổ chính thôi. Có những người chủ có trí nhớ tốt thì họ còn không cần ghi lại (số giờ làm của những lao động không vào sổ sách) nữa”, theo lời của Lộc Lâm.
Điều tra của nhật báo The Times-Picayune cho thấy nhiều nhà hàng thuê mướn nhân viên có cùng nguồn gốc văn hoá hay sắc tộc với họ. Chẳng hạn hầu hết các nhân viên trong các nhà hàng Việt Nam đều nói tiếng Việt.
Chúng tôi chia sẻ bài viết này hi vọng sẽ đến tay người đọc nhiều hơn, và đến tay những chủ người việt , và hơn nữa sau này các bạn làm chủ thì hãy thay đổi tư duy đối xử với đồng hương của chính mình.
Giải mã lời sấm “bền như đồ Đức”: Người Đức không tin ‘hàng chất lượng giá rẻ’, sản phẩm tốt phải dùng được thật lâu và hậu mãi thật tốt
Hiện nay, tại đất nước Đức đã có hơn 2.300 thương hiệu nổi tiếng khắp thế giới. Điều gì đã khiến các sản phẩm "Made in Germany" nổi tiếng đến vậy?