“Nữ hoàng đồng trinh“ giúp nước Anh hưng thịnh suốt 45 năm trị vì, khi qua đời vẫn còn “con gái“
Trong thời gian bà lên ngôi (1558 - 1603), nước Anh đã đạt tới giai đoạn cực thịnh nhất. Nữ hoàng đã tạo ra kỳ tích về ngoại giao và chính trị, nhưng suốt đời không lấy chồng là vì sao?
23:35 13/01/2023
Tuổi thơ đầy sóng gió: mẹ bị xử t ử, vua cha ghẻ lạnh không nhìn mặt
Elizabeth đệ nhất sinh ngày 7/9/1533 ở cung điện Greenwich, là con gái vua Anh Henry VIII, mẹ của bà là Hoàng hậu Anne Boleyn, nguyên là một cung nữ. Cuộc hôn nhân này không được giáo hội thừa nhận. Henry VIII kết hôn với Borlin mới được 3 tháng thì Elizabeth đã ra đời, vì vậy Elizabeth bị coi là con riêng. Tuy vậy, bà lại được yêu thương bảo bọc ngay từ bé, thậm chí còn nằm trong danh sách đầu tiên của người kế thừa ngai vàng sau khi cha qua đời.
Chân dung được phác họa của Nữ hoàng Elizabeth đệ nhất. (Nguồn ảnh: English History)
Biến cố ập đến khi bà còn quá nhỏ, mẹ bà bị xử tử vì ngoại tình và phản quốc. Cha lại là người rất yêu thương mẹ bà nhưng sau khi hay tin người vợ của mình ngoại tình, ông liền trút nỗi căm giận vào người cô công chúa nhỏ. Thế là Elizabeth chẳng những bị tước quyền kế vị mà còn bị truất cả tước hiệu công chúa, hủy bỏ mọi quyền thừa kế. Cô bé mất mẹ này cũng bị cấm sống gần cha mình.
Sau đó, cha bà cưới một người vợ khác, sinh ra hoàng tử Edward VI. Còn bà thì được giao cho hết người này đến người khác giám hộ, sống trong cảnh không có tình thương của gia đình nên bà chỉ biết vùi đầu vào học hành và rèn luyện cho mình tính tự lập ngay từ bé. Bà trao dồi cho mình nhiều kiến thức khác nhau và luôn giữ sự kiên định nhất định. Bà được cho là thông thạo nhiều ngoại ngữ, trong đó có tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp.
Chemy – nhà sử học nước Anh miêu tả: "Bà học thức uyên bác, tinh thần hoạt bát, ngoài tiếng Anh ra, còn biết tiếng Latinh, tiếng Pháp, tiếng Italia, tiếng Hy Lạp, tri thức rất rộng. Bà có tính tình hài hước, nói cười vui vẻ. Bà rất thức thời và có năng lực đối đáp, từng cử động đều mạch lạc rõ ràng không lộn xộn, cẩn thận từng chút".
Khi vua cha Henry VIII qua đời và cậu em Edward VI lên ngôi, người vợ cuối (vợ thứ 6) của Henry VIII là Catherine Parr tái giá với Thomas Seymour, cậu của Edward VI. Ông Seymour đem Elizabeth về nhà mình nuôi dạy. 6 năm sau, vua em Edward VI, vốn ốm yếu từ nhỏ, vì bệnh mà qua đời ở tuổi 15, và sau đó Công chúa Mary, người chị cùng cha khác mẹ của Elizabeth lên ngôi Nữ hoàng.
Cứ tưởng cha qua đời, có một người chị thân thiết yêu thương lên ngôi Nữ hoàng bên cạnh, Elizabeth sẽ có một cuộc sống đỡ tủi thân và bi thương hơn, nhưng không, vì lý do tôn giáo, Nữ hoàng Mary theo giáo La Mã, trong khi Elizabeth được giáo dục theo niềm tin Anh giáo, vì thế bà luôn bị chị gái mình bắt ép để từ bỏ đức tin.
Thậm chí, vì muốn bảo vệ tôn giáo mà mình tin tưởng, Nữ hoàng Mary đã bắt giam, tra tấn, thiêu sống hàng nghìn người với tội danh dị giáo, khiến vị Nữ hoàng này được dân chúng tặng cho danh hiệu "Mary ác phụ", "Nữ hoàng khát máu". Cả cô em gái Elizabeth cũng bị bắt và suýt nữa đã bị tử hình, nhưng cuối cùng cô chỉ bị giam 2 tháng rồi quản thúc tại gia. Năm 1558, Mary qua đời trong lúc sinh nở, khiến dân chúng vô cùng mừng rỡ. Công chúa Elizabeth 25 tuổi được đón lên ngai vàng trong sự ủng hộ của mọi người.
Những cuộc tình không có cái kết và khi chết được mang tên "Nữ hoàng đồng trinh"
Lên ngôi Nữ hoàng, Elizabeth đã làm cho nước Anh trở thành quốc gia thịnh vượng và hòa bình, có sức ảnh hưởng trên toàn thế giới trong suốt 45 năm tại vị. Nhưng điều khiến người ta luôn đặt dấu chấm hỏi rằng tại sao với quyền lực và sắc đẹp của mình, bà lại không lấy chồng mà chịu cảnh cô độc cho đến khi chết với danh hiệu "Nữ hoàng đồng trinh".
Với dáng người mảnh dẻ, hiền dịu, mặt trái xoan, đôi mắt hào sảng long lanh, nói năng lịch sự nhã nhặn, lại đang ở độ tuổi đẹp nhất của mình, Elizabeth đệ nhất là đối tượng của các vương tôn công tử châu Âu theo đuổi và si mê.
Các đại thần trong cung cũng yêu cầu nàng nhanh chóng kết hôn. Người ta cho rằng, cả vua Felipe II của Tây Ban Nha, vua Thụy Điển Eric và vương công nước Pháp đều say đắm Nữ hoàng, cả những người trong hoàng tộc nước Anh cũng chực chờ để có được trái tim vị Nữ hoàng này. Song Elizabeth vẫn tỏ ra hờ hững với tất cả.
Elizabeth nghĩ đến hôn nhân của mình là gắn liền với nhân tố chính trị. Tranh đoạt quyền bá châu Âu lúc bấy giờ là Tây Ban Nha và nước Pháp. Tránh liên minh với một nước trong các nước lớn này phù hợp với lợi ích của nước Anh. Do đó, Elizabeth suy nghĩ thấu đáo nhằm cân bằng giữa các nước lớn, lợi dụng mâu thuẫn, làm suy yếu hai nước lớn mạnh nhất để tìm ra sự lớn mạnh và phát triển của riêng nước Anh lúc đó.
Tuy nhiên, không hẳn là bà không có cảm xúc và không ham muốn gì chuyện nam nữ thường tình. Xoay quanh bà có rất nhiều lời đồn đại về những chuyện tình của Nữ hoàng, rằng thời thiếu nữ ngây thơ, Elizabeth từng đem lòng yêu Thomas Seymour – người bảo trợ, đồng thời là chồng sau của mẹ kế.
Còn khi Elizabeth đã ngồi lên ngai vàng, người ta cho rằng Robert Dudley là tình nhân của Nữ hoàng, rằng đó là người đàn ông có thể đi thẳng vào phòng ngủ của bà mà không cần đợi xin phép. Có điều Robert Dudley lại đã có vợ.
Và khi vợ ông ta chết, có những lời đoán Nữ hoàng sẽ lấy ông ta, thậm chí thiên hạ còn xì xào rằng biết đâu cái chết của người vợ kia không phải là vô tình… Tuy nhiên sau đó, người đàn ông này cũng không tiến xa hơn được với Nữ hoàng.
Năm 46 tuổi, Nữ hoàng có một mối tình "phi công trẻ" khi bà yêu say đắm một chàng trai 23 tuổi, công tước Alencon nước Pháp, đến nỗi hai người dám âu yếm nhau trước đám đông.
Nhưng trái với dự đoán của mọi người, vị công tước vẫn không thể thành chồng Nữ hoàng. Thậm chí một người tình của bà là bá tước Essex, trẻ hơn bà 30 tuổi, còn bị Nữ hoàng ra lệnh chặt đầu khi phạm tội.
Chính những cuộc tình trên lại không đi đến một cái kết tốt đẹp nào nên chuyện tình cảm và lý do cự tuyệt chuyện kết hôn của Nữ hoàng Elizabeth vẫn còn là một ẩn số đến tận ngày nay. Có giả thuyết cho rằng, bà quá lý trí, không muốn đẩy bản thân đến chỗ phải chia sẻ quyền lực bằng một cuộc hôn nhân.
Bởi nếu lấy chồng, chắc chắn "đối tượng" của Nữ hoàng phải là một vị quý tộc lớn, hay một vị vua, một vương công nước ngoài. Việc lấy chồng ngoại quốc sẽ giúp tạo liên minh vững mạnh, nhưng cũng có thể khiến chính sự nước Anh bị ngoại bang can thiệp, chính vì vế sau khiến Nữ hoàng Elizabeth đau đầu suy nghĩ và quyết định không dám mạo hiểm.
Cũng có ý kiến cho rằng, Elizabeth sống độc thân suốt đời vì quá sợ hãi hôn nhân, do ám ảnh về chuyện bố mẹ mình ngày trước. Mẹ của bà được sủng ái điên cuồng rồi bị thất sủng và mất đầu chỉ trong ba năm. Cha của bà cưới đến 6 bà vợ, một mặt ông là kẻ si tình, mặt khác lại là kẻ bạc tình nhẫn tâm, liên tục phản bội, đối xử độc ác với người mình từng say đắm. Có thể Nữ hoàng thấy hôn nhân quá bấp bênh và đáng sợ.
Cuối cùng, tất cả cũng chỉ là giả thuyết mà đến bây giờ vẫn không ai dám khẳng định nhưng sự thật vẫn là như vậy, bà đã qua đời mà không chồng, không con cái với danh hiệu "Nữ hoàng đồng trinh", được cả thần dân Xứ sở sương mù tôn sùng như một vị thánh vì tất cả những gì bà đã làm cho nước Anh. Vì vậy, có thể nói, giữa 4 vị Nữ hoàng trong lịch sử nước Anh, không ai là không có vận mệnh kỳ lạ với thời thiếu niên sóng gió cay đắng như bà – Nữ hoàng Elizabeth đệ nhất.
Chấn động: Hoa hậu gốc Việt Lã kỳ Anh đăng quang tại Mỹ, trộm đồng hồ 2tỷ của bạn trai
Do cần tiền trả nợ và đầu tư tiền ảo, Hoa hậu Thế giới người Việt tại Mỹ Lã Kỳ Anh đã trộm đồng hồ 2 tỉ đồng, đem cầm được 970 triệu đồng.