Nhân viên hàng không luôn im lặng khi được hỏi về: Sự thật về nước dùng trên máy bay
Sự thật về nước dùng trên máy bay
10:45 01/01/2025
Các bồn chứa nước trên máy bay không mấy được quan tâm và trở thành thùng chứa vi khuẩn có hại mà các tiếp viên hàng không vẫn thường sử dụng để pha cà phê và trà trong các chuyến bay. Điều đó đồng nghĩa với việc bất cứ thứ gì khi tiếp xúc với nguồn nước này đều có thể bị nhiễm khuẩn.
Khi đi máy bay, có rất nhiều việc bạn cần làm để đảm bảo chuyến bay của mình suôn sẻ và an toàn. Tuy nhiên, có một điều khá quan trọng mà không phải ai cũng biết là không nên uống nước đá trong suốt hành trình bay.
Nếu bạn gọi thêm đá để dùng kèm với đồ uống thì nhiều khả năng là loại đá này được làm từ chính nguồn nước trên máy bay. Theo một nghiên cứu của Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Môi trường và Y tế công cộng năm 2015, bể chứa nước trên máy bay là một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Điều đó đồng nghĩa với việc bất cứ thứ gì khi tiếp xúc với nguồn nước này đều có thể bị nhiễm khuẩn.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến điều này là do bể chứa nước trên máy bay rấy hiếm khi được thay nước mới và vệ sinh sạch sẽ. Theo Business Insider, nghiên cứu trên cho biết bể chứa chỉ được xả hết nước và đổ đầy vào mùa đông để tránh nước bị đóng băng hoặc khi máy bay đến thời gian bảo trì.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những chuyến bay đường dài thường có nhiều vi khuẩn hơn những chuyến bay ngắn. Bên cạnh đó, số liệu điều tra của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) năm 2012 còn cho thấy trong mỗi 10 máy bay thì chỉ có duy nhất một chiếc đạt tiêu chuẩn an toàn nước uống, còn lại đều chứa vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Một cuộc điều tra khác cho biết nước uống trên máy bay chứa salmonella (một loại vị khuẩn làm thức ăn trở nên độc hại) và thậm chí là cả trứng của côn trùng.
Tuy nhiều hãng hàng không ở Mỹ phản đối gay gắt kết quả trên nhưng điều này đã từng làm dấy lên không ít lo ngại của người dân về vấn đề an toàn vệ sinh và sức khỏe của họ khi dùng nước trên máy bay.
Ông Charles Platkin, giáo sư dinh dưỡng và giám đốc điều hành của Trung tâm chính sách thực phẩm cho biết:“Máy bay cập cảng hàng không, và vì không có nhiều thời gian, nên các bồn nước trên máy bay sẽ không được xả hết nước và làm vệ sinh. Bồn nước chỉ được tiếp thêm nước sau mỗi chuyến bay. Như vậy vẫn luôn tồn tại một lượng nước cũ phía đáy bồn".
Do tính chất của giao thông hàng không đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn khắt khe khác, cụ thể là sự an toàn của hành khách và áp lực đối với phi hành đoàn để đáp ứng những tình huống trong một chuyến bay, nên Platkin lo ngại rằng vấn đề về vệ sinh nước uống sẽ chỉ là một vấn đề thứ yếu.
Platkin cho biết:“Họ hầu như không làm vệ sinh máy bay. Tôi chắc chắn những thứ không nhìn thấy, như nước trên máy bay không phải là vấn đề nhận được sự ưu tiên quan tâm.
Những ai lo ngại về khuẩn E. coli và các tác nhân gây bệnh khác có thể tránh xa các đồ uống được pha chế trên chuyến bay, cũng như cân nhắc mang theo chất sát khuẩn để rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh trên máy bay thay vì rửa bằng vòi nước sẵn có.
Cho dù bạn tin vào thông tin nào đi chăng nữa thì có một sự thật không thể chối cãi là phần lớn nước trên máy bay không đáp ứng đủ tiêu chuẩn vệ sinh và chứa nhiều vi khuẩn độc hại. Do đó, lời khuyên cho các hành khách là hãy mang theo một chai nước sạch loại nhỏ của riêng mình.
Vợ chồng Mỹ tái sinh cuộc đời cậu bé Việt có khuôn mặt lạ: Một người mẹ nuôi quá vĩ đại! Cảm ơn gia đình bà
Gần 17 năm trước, khi vợ chồng chị Hope Ettore nhận Nguyễn Lê Hùng làm con nuôi, cậu bé nhỏ xíu, người đầy ghẻ và gần nửa khuôn mặt bị khối u che kín.