Nhận nuôi cậu bé mồ côi, đi làm thêm vất vả để em học trường nổi tiếng: 22 năm sau người phụ nữ được trả ơn 55 TỶ ĐỒNG
Thấy con trai nuôi đỗ đại học, Thiên Mai hạnh phúc, mừng mừng tủi tủi hơn cả khi con gái đỗ đại học.
12:39 06/01/2023
Người phụ nữ bị chồng phản bội, cơ duyên nhận nuôi cậu bé mồ côi cả cha lẫn mẹ
Hơn 22 năm trước, vợ chồng bà Lữ Thiên Mai là một hộ kinh doanh ngọc bích giàu có ở Dương Châu (Giang Tô, Trung Quốc). Thời điểm đó, người phụ nữ này dường như có được tất cả: Gia đình hạnh phúc, tiền tài, sự ngưỡng mộ của mọi người,... Tuy nhiên bi kịch ập đến vào ngày 19/3/2000, Thiên Mai bước vào cửa hàng và thấy một mẩu giấy mà chồng - Chu Bân để lại, thông báo anh đã bỏ đi.
Chu Bân ngoại tình với một người phụ nữ tên Cao Định Lệ, lén lút chuyển nhượng tài sản đến 10 triệu NDT cho người phụ nữ này. Tuy nhiên anh ta lại bị Cao Định Lệ vứt bỏ, bỏ trốn cùng người khác. Vì vậy anh ta rơi vào cảnh túng quẫn, không dám về nhà gặp vợ con.
Chu Bân để lại cho 2 mẹ con Lữ Thiên Mai một khoản nợ khổng lồ, hơn 2 triệu NDT. Nếu không phải vì cô con gái Chu Đình, có lẽ Thiên Mai đã nghĩ quẩn. Hàng chục năm làm lụng vất vả, Lữ Thiên Mai không ngờ mình lại có ngày rơi vào cảnh tiền mất, tình tan như thế. Chủ nợ tìm đến tận cửa, Lữ Thiên Mai phải bán xe hơi, biệt thự với giá rẻ bèo, nhưng vẫn còn nợ hơn 200.000 NDT.
Hơn 22 năm trước, vợ chồng bà Lữ Thiên Mai là một hộ kinh doanh ngọc bích giàu có ở Dương Châu (Giang Tô, Trung Quốc). Thời điểm đó, người phụ nữ này dường như có được tất cả: Gia đình hạnh phúc, tiền tài, sự ngưỡng mộ của mọi người,... Tuy nhiên bi kịch ập đến vào ngày 19/3/2000, Thiên Mai bước vào cửa hàng và thấy một mẩu giấy mà chồng - Chu Bân để lại, thông báo anh đã bỏ đi.
Chu Bân ngoại tình với một người phụ nữ tên Cao Định Lệ, lén lút chuyển nhượng tài sản đến 10 triệu NDT cho người phụ nữ này. Tuy nhiên anh ta lại bị Cao Định Lệ vứt bỏ, bỏ trốn cùng người khác. Vì vậy anh ta rơi vào cảnh túng quẫn, không dám về nhà gặp vợ con.
Chu Bân để lại cho 2 mẹ con Lữ Thiên Mai một khoản nợ khổng lồ, hơn 2 triệu NDT. Nếu không phải vì cô con gái Chu Đình, có lẽ Thiên Mai đã nghĩ quẩn. Hàng chục năm làm lụng vất vả, Lữ Thiên Mai không ngờ mình lại có ngày rơi vào cảnh tiền mất, tình tan như thế. Chủ nợ tìm đến tận cửa, Lữ Thiên Mai phải bán xe hơi, biệt thự với giá rẻ bèo, nhưng vẫn còn nợ hơn 200.000 NDT.
Hai mẹ con Lữ Thiên Mai chuyển từ biệt thự về một căn nhà cũ rộng 65m2 và mua một chiếc máy khâu cũ, làm nghề may vá kiếm sống qua ngày.
Một ngày tháng 10/2000, Thiên Mai ra chợ mua rau. Trên đường về nhà thì gặp trời mưa, bà chạy vào một gara xin trú thì gặp một cậu bé tầm 15, 16 tuổi. Thấy Thiên Mai, cậu bé đưa cho cô chiếc ghế đẩu để ngồi cùng. Nhìn quanh một lượt, Lữ Thiên Mai thấy gara chỉ rộng khoảng 10m vuông, có một cái giường và bàn học.
"Cháu học lớp mấy rồi? Cháu đi cùng mẹ à?", Thiên Mai hỏi nhưng cậu nhóc chỉ im lặng, cúi mặt không nói gì.
"Mẹ nấu cơm cho cháu à?" - "Cháu tự nấu", cậu bé nói và chỉ vào chiếc nồi cơm điện, không có thêm bất kỳ dụng cụ nấu ăn nào. Hỏi thêm một hồi, Thiên Mai mới biết, cậu bé tên Lưu Viễn Nghị, bố mẹ mất trong một vụ tai nạn. Viễn Nghị được chú đón về nuôi nhưng thím lại không thích, cho rằng Viễn Nghị là gánh nặng, xui xẻo.
Sau khi cậu bé thi đỗ vào trường cấp 3 Dương Châu, người chú đã đóng học phí, thuê một chiếc gara cho cháu tự sống một mình. Trước hoàn cảnh đáng thương của Viễn Nghị, hôm sau Thiên Mai khi nấu cơm cho con gái đã nấu thêm một phần cho cậu bé. Ban đầu Viễn Nghị từ chối nhưng sau vừa ăn vừa khóc, bởi lâu lắm mới có người quan tâm đến mình như vậy.
Con gái của Thiên Mai và Viễn Nghị vì gần độ tuổi, đều sống gia đình mất mát nên cũng nhanh chóng thân thiết với nhau. Một ngày nọ, Viễn Nghị đến gặp Thiên Mai, ngỏ ý muốn bà đến họp phụ huynh giúp. Bởi cậu bé không muốn các bạn biết mình là trẻ mồ côi.
Thiên Mai đã hỏi ý kiến con gái. Cô bé nói với mẹ nên đi, bởi chính bản thân cô bé cũng rất buồn khi luôn bị trêu là không có bố. "Nhưng con còn có mẹ, còn anh ấy không có ai cả", Chu Đình nói.
Quyết định nhận nuôi và dốc sức nuôi các con ăn học nên người
Kể từ ngày đó, Thiên Mai thường xuyên tham gia họp phụ huynh cho Viễn Nghị với tư cách là "mẹ". Giáo viên thường ngợi khen Viễn Nghị học tập rất xuất sắc, điểm tiếng Anh tuy không quá cao nhưng các môn khác đều xuất sắc, xếp top đầu trong lớp.
Dù vậy, Viễn Nghị vẫn rất lo lắng, sợ điểm tiếng Anh sẽ ảnh hưởng đến chuyện thi đại học. Sau khi đi họp về, Thiên Mai quyết định kèm thêm cho cậu bé môn học này. Viễn Nghị cũng kèm thêm cho con gái Thiên Mai môn Toán.
Cuối năm 2001, Lưu Viễn Nghị khoe, chú sẽ đón cậu về ăn Tết với gia đình. Tuy nhiên khi Tết gần đến, người thím lại phản đối nằng nặc vì cho rằng Viễn Nghị xui xẻo, không nên về nhà dịp năm mới.
Người chú đành cho cháu 200 tệ, rồi để mặc cháu đón Tết một mình ở gara. Thiên Mai nghe xong thấy thương cậu bé vô cùng, lập tức đón về ăn Tết cùng hai mẹ con. Trong bữa tối đoàn viên chờ năm mới, Lưu Viễn Nghị đứng lên với ly rượu trên tay và nói với Thiên Mai: “Dì à, cảm ơn dì đã chăm sóc con trong thời gian này, khiến con, một đứa trẻ mất mẹ lại cảm nhận được hơi ấm của mẹ. Dì giống mẹ của con, con có thể gọi dì là mẹ được không?”.
Lữ Thiên Mai mỉm cười: “Từ lâu cô đã coi con như con trai. Cô tự hào vì có một người con xuất sắc như con!". Chu Đình, con gái của Thiên Mai cũng mừng rỡ reo lên khi biết mình sẽ có một anh trai. Khoảnh khắc ấy, Lưu Viễn Nghị đã bật khóc vì hạnh phúc.
Khi Lưu Viễn Nghị học năm thứ ba trung học, để tạo cho con một môi trường học tập thoải mái, Thiên Mai đã dọn căn phòng lớn nhất cho con ở. Cứ 4h sáng, bà lại dậy làm bữa sáng, bữa trưa cho con mang đi học. Mỗi khi thấy con thấp thỏm, lo âu, bà đều an ủi kịp thời.
Sau một thời gian dài, hàng xóm, họ hàng, bạn bè đều biết Thiên Mai nhận nuôi một đứa trẻ mồ côi, nhưng không rõ lý do. Đã có rất nhiều đồn đoán về việc này. Có người nói bà tốt bụng, có người nói bà không có con trai nên nhận nuôi Viễn Nghị để cậu bé báo đáp về già, có người lại nhắc nhở bà phải cẩn thận với những người không cùng huyết thống. Tuy nhiên Thiên Mai bỏ mặc không để vào tai.
Để có tiền nuôi hai con, Thiên Mai vừa làm may, vừa nhận công việc kế toán. Năm 2003, Viễn Nghị đỗ vào chuyên ngành tài chính, Đại học Chiết Giang. Môn tiếng Anh dù kém nhưng đạt tới 113 điểm. Thiên Mai lúc đó vui mừng vô cùng, vui hơn cả khi Chu Đình đỗ đại học sau này. Nhưng khi niềm vui qua đi, Thiên Mai lại lo lắng về học phí. Cũng may, một gia đình tốt bụng đã hỗ trợ hai mẹ con 2.000 NDT, người chú cũng gửi thêm 3.000 NDT.
Cộng thêm với số tiền dành dụm suốt nhiều năm, Thiên Mai đủ tiền nuôi con ăn học. Sau đó, vì thành tích học tập xuất sắc, Viễn Nghị nhận được học bổng làm nghiên cứu sinh chuyên ngành kinh tế ở Viện Đại học Cambridge, Anh. Thời điểm đó, học bổng được 2.000 NDT nhưng Viễn Nghị đã lấy 1.600 NDT để mua máy tập vật lý trị liệu cho Thiên Mai vì bà bị đông cứng vai, căng cơ thắt lưng và các bệnh khác.
"Sau này, con sẽ kiếm được nhiều tiền để mẹ không phải sống cực nhọc nữa", Viễn Nghị nói.
Tại Anh, Lưu Viễn Nghị ra sức học hành. Khi đã hoàn thành chương trình học, anh thành công bước vào một công ty lớn với tư cách là giám đốc dự án. Tháng 6/2011, Lưu Viễn Nghị trở thành đồng sáng lập công ty quản lý tài sản với một nhà đầu tư hùng mạnh người Anh, sở hữu 15% cổ phần của công ty.
Trong vòng chưa đầy hai năm, Lưu Viễn Nghị đã tích lũy được khối tài sản hàng triệu đô la và có bạn gái ở Singapore. Anh muốn đưa mẹ nuôi và em gái đến Anh sinh sống. Nhưng Thiên Mai không muốn rời Trung Quốc. Vì vậy, Lưu Viễn Nghị đành phải từ bỏ ý định.
Tuy nhiên, vài ngày trước khi Chu Đình kết hôn, Viễn Nghị đã gửi vào tài khoản ngân hàng của mẹ tới 15,3 triệu NDT, gần 55 tỷ đồng tiền Việt. Anh dặn mẹ phải đổi nhà mới, mua nhà cho em gái Chu Đình, và số tiền còn lại để mẹ nghỉ hưu. Dù Thiên Mai từ chối nhưng không được. Cuối cùng, bà nhận số tiền và lên một kế hoạch lớn trong đầu.
Thiên Mai không mua nhà mà chỉ thuê một căn nhà có diện tích lớn hơn. Sau đó, bà dùng hơn 10 triệu tệ quay lại kinh doanh ngọc bích. Khi việc làm ăn có kết quả tốt bà đã thành lập quỹ tình yêu, trợ cấp cho những trẻ em nghèo có nguyện vọng học tập hoặc khởi nghiệp.
Khi phỏng viến biết được câu chuyện và hỏi: "Tại sao bà vẫn đi thuê nhà? Tại sao không mua một ngôi nhà lớn và sống một cuộc sống thật thoải mái", Thiên Mai trả lời: "Tôi đã từng có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, có nhà, có xe và có rất nhiều của cải, nhưng cuối cùng tất cả đều tan thành theo mây khói.
Cảm giác đau đớn như xé da thịt lúc mất tất cả khiến tôi nhận ra rằng tốt hơn hết là nên dành sự giàu có cho tình yêu thương và giúp đỡ những trẻ em đang bị cái nghèo bủa vây, không thể vươn lên trong cuộc sống. Điều này khiến tôi cảm thấy ý nghĩa và hạnh phúc hơn".
Người di cư đối mặt hiểm nghèo trên hành trình đi tìm ‘giấc mơ Mỹ’
Hàпg пgàп пgười di cư ɫừ bỏ quê пɦà, đi quɑ Truпg Mỹ ɱỗi пăɱ ɫroпg ɱộɫ пỗ lực пɦằɱ ɫới Hoɑ Kỳ, пɦưпg ɦọ đɑпg đối ɱặɫ với ɫìпɦ cảпɦ ɦiểɱ пgɦèo bấɫ cɦấρ пɦữпg rủi ro có ɫɦể ɫước đi ɱạпg sốпg để đạɫ được “giấc ɱơ Mỹ”.