Nhà cũ 3 đời không ở, mộ cũ 5 đời không rời có nghĩa là gì?
Người xưa tâm niệm, nhà ở là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc đời. An cư lạc nghiệp, chỉ khi có căn nhà riêng cho mình, họ mới cảm thấy yên tâm làm ăn, có chỗ dựa vững chắc để nâng cao cuộc sống của mình.
23:48 13/08/2024
Về vấn đề nhà ở, cổ nhân có câu rằng: “Nhà cũ 3 đời không ở, mộ cũ 5 đời không rời”. Đây là một bài học quý báu để các thế hệ sau áp dụng và làm theo. Vậy, ý nghĩa thực sự của câu nói này là gì?
1. Nhà cũ 3 đời không ở có ý nghĩa gì?
Nhìn chung, những ngôi nhà cổ ở nông thôn trước đây hầu như là những ngôi nhà lợp mái lá hoặc ngói đỏ. Vì thế, một ngôi nhà được xây bằng gạch nung đã trải qua 3 thế hệ sinh sống sẽ có tuổi đời lên tới khoảng 100 năm.
Một ngôi nhà cũ sau một thời gian dài đã trở nên cũ kỹ, dột nát, gây nguy hiểm cho người sinh sống ở bên trong. (Ảnh minh họa)
Thứ nhất, ngôi nhà cũ sau một thời gian dài đã trở nên cũ kỹ, dột nát, gây nguy hiểm cho người sinh sống ở bên trong. Chưa kể, những ngôi nhà cũ, cổ ở vùng thôn quê còn rất dễ bị đổ, sập trước những thiên tai như mưa bão, động đất, gió lớn, lũ lụt…
Thứ hai, sau khi qua 3 thế hệ sinh sống, hầu như những người này đều đã chết đi trong ngôi nhà này. Ba đời một gia đình đều qua đời ở nơi đây, những thế hệ mai sau nếu tiếp tục sinh sống thì không tốt chút nào.
Thứ ba, ngôi nhà cổ đã qua ba đời không thể là ngôi nhà mới cho những thanh niên trai tráng mới lập gia đình. Đây là kinh nghiệm sống của người xưa được truyền từ đời này sang đời khác.
Do đó, những thanh niên khi chuẩn bị lập gia đình sẽ xây nhà mới hoặc tân trang lại căn nhà cũ. Theo quan niệm của cổ nhân, những ngôi nhà cũ 3 đời nếu muốn ở cần phải sửa lại mới cho an toàn.
2. Mộ cũ 5 đời không rời có ý nghĩa gì?
“Mộ cũ 5 đời không rời” hay “Ngũ triều thập mộ” có nghĩa là mộ tổ tiên đã qua năm triều đại thì không nên di dời đi nơi khác để chôn cất.
Mộ tổ tiên đã qua năm triều đại thì không nên di dời đi nơi khác để chôn cất. (Ảnh minh họa)
Một trong những nguyên nhân được người xưa đưa ra đó là, nếu ngôi mộ đã quá 5 đời tức là đã quá quen thuộc với nơi này, không nên đào huyệt hay di dời đi nơi khác sẽ khiến vong linh của tổ tiên không thể yên ổn.
Một lý do tiếp theo đó là, nơi chôn cất của người xưa thường được chọn bởi những người thông thạo về thông khí, dẫn nước, am hiểu về địa lý chứ không phải chọn một cách tùy tiện.
Do đó, nếu xét trong hoàn cảnh bình thường thì mộ tổ tiên đã qua năm đời không thể di dời một cách dễ dàng, trừ khi mộ tổ tiên gặp phải chướng ngại nào đó hoặc đất xây dựng phải di dời.
Người nông thôn có câu: “Người giàu không thêm con trai, người nghèo không thêm con gái” có ý nghĩa gì? Có con liên quan đến giàu hay nghèo?
Có câu: Nuôi con để bảo vệ mình tuổi già. Trước đây, do cơ giới hóa lạc hậu nên mọi việc đều được thực hiện thủ công. Và nếu trong gia đình đông người thì có nghĩa là “có sức mạnh về số lượng”. Không những việc làm đồng sẽ dễ dàng hơn mà gia đình có nhiều thành viên hơn, bạn sẽ tránh bị bắt nạt.