Nàng Việt cưới chồng Mỹ: Từng căng thẳng lúc ở nhà không đi làm, lấy chồng Tây đâu phải để được nuôi

Đó là câu chuyện tình yêu đẹp và bình dị của cô gái Việt có tên Hàn Thảo Nguyên (25 tuổi, TP.HCM) và ông xã ngoại quốc Clinton Kaine Lawson (26 tuổi, Mỹ).

15:06 27/10/2022

Hiện tại, họ đang có cuộc hôn nhân hạnh phúc viên mãn ở tiểu bang Oklahoma.

hình ảnh

Chuyện tình của những đôi vợ chồng khác quốc gia bao giờ cũng dễ khiến người ta ấn tượng, xuýt xoa. Cuối tuần rồi, tôi có dịp được tâm tình với chị Hàn Thảo Nguyên, 25 tuổi, làm nghề phiên dịch viên. Chị có chồng là một chàng trai người Mỹ tên Clinton Kaine Lawson. Anh này 26 tuổi, nhân viên IT. Hôn nhân của họ thì chẳng có màu mè, xa hoa gì đâu nhưng lại mang đến cho tôi những cảm xúc dễ chịu đến khó tả. Vì vậy mà cũng muốn viết vài dòng chia sẻ ngay với mọi người.

hình ảnh

Tâm sự về cơ duyên gặp gỡ của hai vợ chồng, chị Nguyên cho biết cả hai từng học chung trường cấp 3 vì năm chị Nguyên 13 tuổi đã sang Mỹ sinh sống rồi. Nhưng đến khi cả hai vào Đại học thì mới bắt đầu tìm hiểu rồi hẹn hò. 9X có tâm sự với tôi rằng, anh chồng Mỹ vốn là "gu" bạn trai của chị luôn, đó là một người đàn ông hài hước, thông minh và luôn hướng về gia đình. "Tụi mình bắt đầu hẹn hò vào khoảng cuối năm 2015 và tháng 7 năm 2018 thì kết hôn. Mình và chồng khi còn hẹn hò hay nhắc tới chuyện đám cưới và mơ mộng lắm. Đến một ngày đẹp trời, khi đang nhắn tin qua lại thì cả hai chỉ đồng ý kết hôn thôi chứ cũng không có cầu hôn gì này nọ", chị Nguyên cho biết.

Tôi có hỏi chị Nguyên rằng, việc kết hôn với chồng ngoại quốc có khiến chị gặp nhiều khó khăn không, kể cả là mối quan hệ với gia đình chồng nữa thì cô gái Việt bộc bạch rằng, từ lúc kết hôn đến hiện tại, khó khăn lớn nhất chị phải trải qua đó là từng phải ở nhà làm nội trợ, lúc đấy bản thân rất dễ nổi nóng và căng thẳng. Nhưng chưa bao giờ bản thân chị thực sự muốn từ bỏ cuộc hôn nhân này.

Ngoài ra, với chị Nguyên thì chồng Mỹ luôn đặt vợ con lên trên hết. Thường xuyên vào bếp nấu ăn cho vợ, cuối tuần luôn tìm những địa điểm mới để chở ba mẹ con đi chơi. "Chồng mình luôn cố gắng phụ giúp mình. Không giúp được nhiều thì anh cũng phụ chỗ này chỗ kia, và cố gắng chở mình ra ngoài đi chơi cho đỡ stress. Ba mẹ chồng thì đã ly hôn từ khi chồng mình còn nhỏ. Mình rất gần gũi với gia đình mẹ anh. Còn với gia đình ba chồng thì ban đầu có một vài hiểu lầm do trái ngược phong tục, nhưng bây giờ đã vượt qua rồi", chị Nguyên nói thêm.

Trò chuyện với chị Hàn Thảo Nguyên được một lúc thì tôi chợt nhớ đến một vấn đề mà hầu như rất được nhiều người quan tâm khi nói đến vấn đề lấy chồng ngoại quốc. Cụ thể là mọi người vẫn hay quan niệm rằng: “Lấy chồng Tây là để được nuôi hay ngồi mát ăn bát vàng" thì chị Nguyên thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình rằng:

"Mình nghĩ vấn đề nào cũng có cái tốt và cái xấu. Không phải chồng Tây nào (hoặc gia đình Tây) nào cũng ủng hộ hoặc có điều kiện cho người vợ “ngồi mát ăn bát vàng”. Mình may mắn là chồng mình ủng hộ bất kì quyết định nào của mình về tài chính. Mình từng nghỉ làm ở nhà với con hai lần (mỗi lần sau khi sinh) và anh luôn giữ sự bình đẳng trong tài chính của gia đình. Tụi mình cho rằng, ở nhà hay đi làm, người phụ nữ đều góp phần vào đời sống gia đình theo cách riêng của cô ấy".

hình ảnh

Đó là lần trò chuyện ngắn nhưng khá thân mật giữa tôi và chị Nguyên - về cuộc hôn nhân bình dị nhưng đầy ngọt ngào, lãng mạn của chị và ông xã người Mỹ. Và chị em cũng thấy đó, hạnh phúc nào cũng cần được trân trọng, gìn giữ, vun đắp mới bền lâu. Dù là vợ Việt - chồng Tây hay vợ Tây - chồng Việt, vợ Việt - chồng Việt đi chăng nữa, điều này vẫn luôn đúng trong đời sống vợ chồng. Tôi thấy nhiều đôi vợ chồng dù khác biệt về văn hóa rất nhiều nhưng lại hạnh phúc bền lâu. Bên cạnh đó cũng có không ít đôi dù xây dựng gia đình trên cùng một nền tảng văn hóa, kinh tế, “môn đăng hộ đối” cũng không chắc giữ được mái ấm vững bền.

Xin được chúc cho vợ chồng chị Hàn Thảo Nguyên và anh Clinton Kaine Lawson sẽ mãi luôn hạnh phúc, tiếng cười ngập tràn như bây giờ nhé! 

Tags:
Nghề Nail phá giá nhau ở Mỹ: Cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa những người đồng hương.

Nghề Nail phá giá nhau ở Mỹ: Cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa những người đồng hương.

Ngày đầu làm nail tại Mỹ, Bảo Anh có mặt ở cửa hàng lúc 8 giờ sáng, mang theo hộp cơm trưa mẹ nấu và bộ dụng cụ chuyên dùng của thợ làm móng. Chàng trai 19 tuổimất hai tiếng để làm xong bộ móng đầu tiên, lâu gấp đôi người thợ ngồi bên cạnh.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất