Nàng dâu Việt ở Thụy Điển buồn tủi vì 5 năm không về VN, làm phục vụ dành tiền cất nhà cho bố mẹ
5 năm xa nhà sang xứ người làm dâu, cô nàng ở Bến Tre chưa lần nào về thăm gia đình vì muốn tiết kiệm ít tiền gửi bố mẹ báo hiếu.
13:44 03/12/2022
Gần đây mình tình cờ xem được chương trình Người kết nối và cảm thấy xúc động trước câu chuyện của Lê Thùy Dương (28 tuổi, quê Bến Tre). Hiện, Thùy Dương đang sống ở Thụy Điển cùng chồng. Chia sẻ về những ngày làm dâu ở xứ người cũng như nỗ lực để báo hiếu bố mẹ, nàng dâu Việt không khỏi xúc động và rơi nước mắt.
(Ảnh chụp màn hình chương trình Người kết nối)
Theo lời kể của nàng dâu 28 tuổi, sau khi tốt nghiệp đại học là chị được anh chồng người Thụy Điển ngỏ lời cầu hôn. Lúc đó, chị Dương băn khoăn cũng như lo lắng chuyện lấy chồng ngoại sẽ sang xứ người sinh sống, xa gia đình thân thương cũng như cuộc sống đầy thử thách ở quê chồng. Tuy vậy, cuối cùng chị vẫn gật đầu đồng ý kết hôn với mong muốn có thể đỡ đần, phụ giúp bố mẹ.
Sau khi cưới, chị sang Thụy Điển sinh sống cùng chồng. Ở xứ người, nàng dâu Việt làm nhân viên phục vụ nhà hàng rồi tranh thủ thời gian học thêm nghề trợ lý y tá, còn chồng của chị làm đầu bếp.
Mỗi tháng thu nhập của 2 vợ chồng tầm 70-80 triệu đồng nhưng cuộc sống đắt đỏ nơi xứ người nên khoản tiền này là đủ sống, không dư dả được nhiêu.
(Ảnh chụp màn hình chương trình Người kết nối)
Thời gian đầu, chị Dương còn gặp nhiều rào cản như không có phương tiện đi lại, ở xa trung tâm thành phố, mỗi lần đi đâu hay mua gì là phải đi bộ và tay xách nách mang rất vất vả hơn 1km.
"Tháng đầu tiên, tôi chưa cảm thấy nhớ nhà. Lúc đó, tôi chỉ thấy chỗ mình sống hơi vắng người nhưng bù lại có phong cảnh đẹp. Từ tháng thứ hai, tôi ở nhà suốt trong khi chồng đi làm thì lúc này mới bắt đầu nhớ nhà. Người dân ở đây không có thiện cảm với người nhập cư. Cho nên, tôi cố gắng bắt chuyện mà họ cứ lơ đi, làm mình càng cảm thấy cô đơn”, chị Dương kể lại.
Con đường dẫn vào nhà của chị Dương ở quê. (Ảnh chụp màn hình chương trình Người kết nối)
Trong 5 năm sinh sống ở xứ người, chị Dương rất nhớ gia đình, bố mẹ nhưng chưa từng về thăm lần nào vì muốn tiết kiệm tiền. Cứ mỗi dịp Tết, chị nén nước mắt vào trong để người thân yên tâm khi gọi điện về nhà.
Trước những buồn tủi, thậm chí là lung lay nghĩ đến việc làm dâu xứ người, chị Dương lại nhớ đến mong muốn được đỡ đần bố mẹ nên gắng gượng vượt qua. "Tôi nhớ đến những khó khăn mà gia đình đang đối diện. Tôi tự nhủ phải cố gắng kiếm tiền lo cho bố mẹ”, chị tâm sự.
Nghe mà thương quá đỗi phải không ạ, với người biết suy nghĩ, lại nặng gánh gia đình thì họ luôn mong muốn được phụ giúp để bố mẹ phần nào an hưởng tuổi già. Cô gái quê Bến Tre đã lấy gia đình làm động lực để cố gắng mỗi ngày ở xứ người.
Để cuộc sống ổn định hơn cũng như có thể giúp được bố mẹ, hiện vợ chồng chị Dương chưa có con. Nhờ khoản tiền chị gửi về, bố mẹ ở quê đã cất được căn nhà đàng hoàng, là nơi che nắng che mưa. 5 năm buồn tủi, làm lụng vất vả ở xứ người của chị cuối cùng cũng phần nào có “quả ngọt” khi chứng kiến bố mẹ có thể yên tâm ở nhà khang trang hơn trước.
Cuộc sống xứ người lắm vất vả, khổ nhọc, thử thách nhưng nhiều người vì nghĩ đến gia đình đang ở quê nhà nên không cho phép bản thân gục ngã. Đôi khi tủi thân nuốt nước mắt vào trong, gượng cười gọi điện về gia đình để mọi người yên tâm. Như nàng dâu Việt trong câu chuyện trên, sau bao khổ nhọc, tủi buồn ở xứ người, cuối cùng chị cũng phần nào hài lòng vì giúp được bố mẹ ở quê xây được nhà khang trang.
Việt kiềυ ở Mỹ lo chồng sập bẫy tình khi về nước: “Các cô ở Việt Nam rất dạn dĩ. Họ sẽ nhảy vào chồng của chúng tôi
Mọi rắc rối của Henry Liem bắt đầu mỗi lần anh chuẩn bị về Việt Nam. Xin visa của chính phủ là chuyện dễ dàng, xin được sự cho phép của vợ mới là chuyện khó khăn nhất.