Nàng dâu Việt ở Đan Mạch kể “sự lạ” tại xứ sở hạnh phúc: Không dùng điều hòa, thích phơi nắng hơn ngồi bóng râm

Có rất nhiều điều đặc biệt và thú vị ở đất nước luôn nằm trong top đầu những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.

11:21 31/12/2024

Được mệnh danh là đất nước hạnh phúc nhất thế giới, Đan Mạch từ lâu đã trở thành địa điểm du lịch yêu thích của nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới. Quốc gia này còn được gọi với những cái tên thú vị như “vương quốc xanh”, “xứ sở hạnh phúc”, “đất nước của những con người vui vẻ”…

Quả thực, với rất nhiều ưu điểm, Đan Mạch xứng đáng có những danh xưng ấy. Nhưng ít ai biết rằng, ở quốc gia này còn rất nhiều điều thú vị mà phải ở lâu, tích cực quan sát mới thấy được.

 

Nàng dâu Việt ở Đan Mạch kể

 

Mới đây, một nàng dâu Việt tên Phan Thị Bích Trâm, hiện đang sống cùng chồng tại Đan Mạch, đã có video chia sẻ về những điều đặc biệt ở đất nước cùng Bắc Âu này.

Trên tài khoản TikTok @phanthibichtram89, cô đăng tải đoạn video thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng với hơn 800.000 lượt xem, hơn 35.000 lượt thích, hàng nghìn lượt bình luận và chia sẻ.

Trâm cho hay, ở Đan Mạch, chai nhựa sau khi sử dụng xong có thể đem trả lại được. Mỗi chai được tính tiền 1 đến 1,5 đồng tiền Đan Mạch (tương đương 3.400 đến 5.200 VNĐ) tùy loại. Nếu mua một chai nước giá 3 DKK, thì trong đó bạn bị tính phí tiền nước 1.5 DKK, tiền chai 1,5 DKK.

 

Nàng dâu Việt ở Đan Mạch kể
Người Đan Mạch không bao giờ vứt chai nhựa bừa bãi.

 

Cũng chính vì lẽ đó mà không bao giờ có ai vứt chai nhựa bừa bãi. Mọi người đều gom lại để đem đi đổi lấy tiền. Bản thân Trâm cũng tích cực gom chai nhựa trong khoảng 1 tháng rồi đem đi đổi được vài chục đồng, mua được khá nhiều đồ ăn khác.

Ngoài chai nhựa đã qua sử dụng được tính tiền thì khi ra ngoài mua nước uống, bạn trả lại cốc nhựa là được tính mỗi ly có giá trị tới 5 DKK (17.000 VNĐ). Trâm nói: “Chính phủ Đan Mạch khuyến khích người dân bảo vệ môi trường hết mức có thể”.

Điều đặc biệt thứ 2 ở Đan Mạch mà Trâm phát hiện ra chính là “niềm tin” vào người lạ. Trâm lấy ví dụ cụ thể là kiểu bán hàng mà không thấy mặt người bán. Người ta để đồ ở đó và chỉ để lại số điện thoại cho khách tự lựa chọn rồi trả tiền. Bản thân cô nàng cũng đã mua được chiếc áo second-hand còn rất mới với giá siêu rẻ chỉ 50 DKK (tương đương 174.000 VNĐ), trong khi nếu vào cửa hàng, chiếc áo đó không có giá dưới 300DKK (1 triệu VNĐ).

 

Nàng dâu Việt ở Đan Mạch kể
Chiếc áo Trâm mua được với giá rẻ mà không biết mặt người bán.

 

Điều đặc biệt thứ 3 là người Đan Mạch chỉ thích ngồi ngoài nắng. Cô nàng nói vui: “Chỗ nào có nắng họ mới ngồi và không bao giờ chịu ngồi trong bóng râm. Trái ngược hẳn với người châu Á, sợ nắng và không thích nắng. Bởi vậy mà nghề bán mũ nón ở đây là chắc chắn không phát triển nổi vì không có ai đội mũ hết”.

 

Nàng dâu Việt ở Đan Mạch kể
Người Đan Mạch thích phơi nắng hơn là ngồi dưới bóng râm.

 

“Mũ nón và điều hòa không khí là 2 thứ mà người dân ở đây tuyệt đối không dùng”, Trâm nhấn mạnh.

Điều đặc biệt thứ 4 là có những toilet di động ở khắp mọi nơi trong thành phố. Những chiếc màu đỏ là dành cho nam giới, còn màu hồng có mái che là dành cho nữ giới. Nên đang đi đường mà có mắc đi vệ sinh thì không cần phải lo lắng.

Điều đặc biệt tiếp theo, Đan Mạch là quốc gia có số lượng ngày nghỉ nhiều nhất trên thế giới. Người lao động ở đây có nhiều thời gian nghỉ ngơi, gần gũi bên gia đình. Nên đó cũng là một trong những lý do họ cảm thấy hạnh phúc.

Đèn giao thông ở Đan Mạch thường được giăng ra giữa đường, vừa tiết kiệm không gian cho vỉa hè phố vừa tiết kiệm chi phí xây những cột đèn.

 

Nàng dâu Việt ở Đan Mạch kể
Xe đạp là phương tiện phổ biến ở Đan Mạch.

 

Xe đạp là phương tiện được ưu tiên ở Đan Mạch, nên các con đường đều có làn dành riêng cho xe đạp. Các phương tiện khác tuyệt đối không được đi lấn làn, người đi bộ cũng không được đi vào làn của xe đạp, sẽ bị phạt rất nặng nếu vi phạm. Khi gặp xe đạp, tất cả các phương tiện khác phải nhường đường.

Tags:
1 quốc gia suốt 7 năm đi học không chấm điểm, nhưng cấp 2 đã biết về đầu tư và tự tính thuế

1 quốc gia suốt 7 năm đi học không chấm điểm, nhưng cấp 2 đã biết về đầu tư và tự tính thuế

Điểm đặc biệt trong giáo dục của quốc gia này là trẻ em không bị chấm điểm hay xếp hạng trong suốt 7 năm, thậm chí việc so sánh học sinh với nhau bị cấm, nhằm tránh tạo áp lực và cảm giác thua kém.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất