Nam MC 36 tuổi bất ngờ bị đột quỵ, nguyên nhân đến từ một thói quen vào ban đêm nhiều người trẻ mắc

Đột quỵ ở tuổi ngoài 30, thậm chí là trẻ hơn cũng rất nhiều đấy nhé mọi người.

13:58 07/06/2024

 Bản thân mình vừa đọc được trường hợp của nam MC nổi tiếng bên Trung đây nè, mà đáng nói là anh này không hề hút thuốc hay rựu bia gì luôn nhé!

Cụ thể thì hôm nay mình lên báo đọc được trường hợp nam MC này bị đột quỵ cũng mới 36 tuổi, nhưng cái nên biết ở đây là nhờ phát hiện dấu hiệu sớm mà người đàn ông này đã tự cứu mình an toàn. Mình chia sẻ lại thông tin ở đây để mọi người cùng tham khảo nhé!

Cụ thể thì vào hôm 6/4, nam MC tên Sun Yalong, 36 tuổi có chia sẻ trên trang mạng cá nhân của anh rằng, mình nhắm mắt nhưng mắt khép hờ, không khép kín được, bên trái khuôn mặt không có biểu cảm khi nhăn mặt, cười... Tuy nhiên, anh không thấy có dấu hiệu bất thường gì khác, vẫn ăn uống, hoạt động bình thường được.

hình ảnh

Nam MC nổi tiếng bị đột quỵ ở tuổi 36 dù không hút thuốc, uống rượu, có một triệu chứng khi ngủ cảnh báo nguy cơ (ảnh Sohu)

Mặc dù vậy, nam MC này vẫn quyết định vào bệnh viện kiểm tra xem sao. Ngày 7/4, anh cập nhật tình trạng sức khỏe của mình và nói: "Khả năng cao là không bị nhồi máu não! Trời ơi, tôi thực sự không thể tin nổi".

Đến ngày tiếp theo, anh thông báo với fan rằng: "Thật khủng khiếp! Tôi thực sự đã bị đột quỵ! Bác sĩ yêu cầu tôi phải nhập viện ngay lập tức! Trong khoảng 1 tuần nữa! Bác sĩ nói: Vấn đề này của tôi thường xảy ra với những người trên 50 tuổi!".

Được biết, nam MC khẳng định rằng bản thân mình không uống rượu, bỏ thuốc lá từ rất lâu, không bị ho... Vấn đề duy nhất chỉ là chất lượng giấc ngủ kém. Cụ thể thì anh thường xuyên ngủ không đủ, ngủ không sâu giấc.

Và không nằm ngoài dự đoán, nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở độ tuổi còn rất trẻ của MC nổi tiếng, được bác sĩ xác định là do mệt mỏi quá mức, thường xuyên thức khuya, tinh thần uể oải. Trong khi đó, việc ngủ không đủ, ngủ không sâu giấc chính là triệu chứng cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn của đột quỵ nhưng đã bị bỏ qua.

Đột quỵ có liên quan gì với giấc ngủ?

Tờ Thanh Niên có viết: Đột quỵ dế "viếng thăm" những người mất ngủ. Các chuyên gia ở ĐH Y khoa Icahn (ISM) công bố tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Tăng huyết áp Hoa Kỳ vừa qua như sau: Người ngủ dưới 5 giờ/đêm làm tăng 83% nguy cơ đột quỵ so với người ngủ đủ 7 - 8 tiếng. 

Các nhà khoa học giải thích như sau: Mất ngủ có liên quan chặt chẽ đến tình trạng stress, căng thẳng... Những điều này làm tăng sinh quá mức các gốc tự do. Chúng tấn công ở hầu khắp cơ thể song tập trung nhiều nhất là ở nơi tiêu thụ nhiều oxy như mạch máu não. Việc này thúc đẩy quá trình hình thành mẳng xơ vữa và huyết khối. Từ đó cản trở dòng máu vận chuyển oxy lên não và gây ra rối loạn cho não bộ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Khi mảng xơ vữa dày lên chít hẹp hoàn toàn lòng mạch hoặc bị bong ra và kết hợp với yếu tố khác trong dòng máu sẽ tạo ra các cục máu đông. Chúng khiến mạch máu bị bít tắc và gây nên tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng não phía sau hoặc làm vỡ mạch máu. Từ đó, máu sẽ bị tràn ra vùng não xung quanh và dẫn tới đột quỵ.

Vậy vì sao ngày nay nhiều người trẻ tuổi đã bị đột quỵ?

Trước đây, chúng ta vẫn biết tới đột quỵ như một căn bệnh của người già, xuất hiện trong nhóm từ 60 tuổi trở lên. Thế nhưng ngày nay, số người trẻ bị đột quỵ ngày càng nhiều. Các thống kê cho thấy, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ chiếm khoảng 15% tổng số ca. 

Tờ VNE đưa tin: Nhiều người trẻ bị đột quỵ là do các yếu tố nguy cơ gần giống với người trung niên và cao tuổi, nhất là các bệnh lý nền như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, thừa cân béo phì, tim mạch, dị dạng mạch máu...

Chẳng hạn, tỷ lệ người trẻ béo phì hiện nay cao hơn người lớn tuổi. Cụ thể, người trên 60 có tỷ lệ béo phì là 6% trong khi người dưới 40 thì tỷ lệ này là 12%. 

Bên cạnh đó, áp lực từ cuộc sống cùng với các thói quen thiếu khoa học như lười vận động, thiếu ngủ, mất ngủ, ăn nhiều chất béo bão hòa, đường, mỡ động vật, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá... cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ. Thực tế cũng có nhiều người trẻ khi đi khám sức khỏe tổng quát xong thì phát hiện có nguy cơ đột quỵ.

Chàng trai đôi mươi liệt nửa người, não tổn thương nghiêm trọng ngay khi đang chơi bóng, bác sĩ tiết lộ nguyên nhân dẫn đến đột quỵ  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Đột quỵ và những dấu hiệu cảnh báo không thể bỏ qua

Nhiều người hay nhầm đột quỵ với tình trạng trúng gió, say nắng hay ngất xỉu. Song, đột quỵ có những dấu hiệu nhận biết cơ bản, nó được gói gọn trong nguyên tắc F.A.S.T. Cụ thể:

- F (Face, khuôn mặt): Khi bị đột quỵ, một bên mặt người bệnh xệ xuống, miệng méo, mắt nhắm không kín, giãn nếp nhăn trên trán…

- A (Arm, tay): Người bệnh có thể bị một trong hai tay hoặc cả 2 tay không đưa lên được, yếu chân, dễ té ngã

- S (Speech, giọng nói): Người bệnh có thể không nói được hoặc nói ú ớ, giọng nói bị thay đổi

- T (Time, thời gian): Khi bị đột quỵ, việc nhanh chóng cứu chữa là điều quan trọng nhất để cứu sống người bệnh; tiêu chí này được nhấn mạnh bằng cụm từ “Time is Brain” (thời gian là não).

Tags:
Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất