Mua tôm về đừng bỏ ngay vào tủ lạnh, hãy làm thêm 1 bước để kʜử мùi, để cả tháng vẫn tươi ngon

Một bà nội trợ thông thái tiết lộ, tôm mua về đừng vội cho vào tủ lạnh, áp dụng mẹo nhỏ này bảo quản cả tháng vẫn tươi roi rói, ai áp dụng rồi cũng phải khen.

03:13 21/08/2024

Tôm luôn là một món ăn được nhiều người ưa thích bởi sự ngon, ngọt và giàu dinh dưỡng của chúng. Tuy nhiên, dù là tôm nuôi nước ngọt hay tôm đánh bắt trên biển đều có tính thời vụ, rất khó để mua được tôm tươi quanh năm. Chính vì vậy, vào mùa tôm ngon, người sành ăn sẽ mua nhiều cất vào tủ lạnh ăn dần. Một bà nội trợ thông thái tiết lộ, tôm mua về đừng vội cho vào tủ lạnh, áp dụng mẹo nhỏ này bảo quản cả tháng vẫn tươi roi rói, ai áp dụng rồi cũng phải tấm tắc khen ngợi.

Phương pháp bảo quản tôm cả tháng vẫn tươi roi rói

 

cach-bao-quan-tom-ngon-1

 

Tôm rất giàu protein chất lượng cao, cần thiết để xây dựng mô cơ thể và duy trì cơ bắp khỏe mạnh. Ngoài ra, nó cũng là một nguồn axit amin quan trọng trong cơ thể, giúp tổng hợp các phân tử quan trọng khác nhau. Vitamin B12 có nhiều trong tôm và giúp duy trì chức năng bình thường của hệ thần kinh. Tôm cũng rất giàu khoáng chất như kẽm, đồng và selen, hỗ trợ chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Bảo quản tôm không đúng cách dễ khiến tôm mất đi hương vị thơm ngon ban đầu. Hàm lượng nước của tôm tương đối cao nên việc bảo quản trở thành một vấn đề khiến bà nội trợ "đau đầu". Phương pháp cấp đông đóng chai là một phương pháp được nhiều đại lý kinh doanh tôm áp dụng. Không những có thể bảo quản hương vị tươi ngon cho tôm mà còn giữ được độ ẩm của tôm.

 

cach-bao-quan-tom-ngon-2

 

Để áp dụng phương pháp bảo quản này cũng rất đơn giản. Chỉ cần cho tôm đã mua vào chai nước khoáng sạch, không nhồi quá đầy, xếp tôm ngay ngắn rồi đổ nước lạnh vào và đậy nắp chai. Đặt chai nước có chứa tôm vào ngăn đá tủ lạnh để bảo quản. Phương pháp này có thể ngăn tôm tiếp xúc với không khí khô trong tủ đông một cách hiệu quả, đồng thời giữ được độ ẩm và hương vị tươi ngon của tôm. Cách làm như vậy có thể khiến tôm tươi ngay cả khi được đông lạnh trong 1 năm.

Các công thức chế biến tôm ngon, dễ làm

+ Tôm luộc với gừng và hành lá

Chuẩn bị: Tôm, muối, hành lá, gừng

Cách làm:

Bước 1: Tôm mua về rửa sạch, cho vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ. Gừng và hành lá thái nhỏ, cho vào đun sôi cùng nước, cho muối vào khuấy đều.

Bước 2: Cho tôm vào nồi nước, đợi điến khi tôm chuyển sang màu đỏ thì vớt ra, chần với nước lạnh một lúc thì cho ra đĩa và thưởng thức.

+ Tôm xào tỏi

Chuẩn bị: tôm, tỏi, gừng, hành lá, rượu nấu ăn, muối, nước tương, dầu ăn

Cách làm:

Bước 1: Tôm mua về rửa sạch, rút bỏ chỉ tôm, để náo nước, mổ lưng để qua 1 bên.

Bước 2: Tỏi băm nhỏ, hành lá cắt khúc và để riêng. Đun nóng một lượng dầu ăn thích hợp trong chảo, thêm tỏi băm vào xào đến khi có mùi thơm, thêm muối, nước tương vào và khuấy đều.

Bước 3: Cho tôm vào xào cùng đến khi vừa chín. Cho ra đĩa, trang trí tỏi băm lên trên và thưởng thức.

Những người tuyệt đối không ăn tôm

+ Người đang bị ho

Khi ăn tôm, vỏ tôm và càng tôm dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Ngoài ra, ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn, bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng, lâu khỏi.

+ Người bị đau mắt đỏ

Theo bác sĩ chuyên khoa, ăn tôm khi bị đau mắt đỏ sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, người đau mắt đỏ cũng nên hạn chế các loại hải sản có mùi tanh khác như cua, mực, cá.

+ Người có hàm lượng cholesterol cao

Trong 100gr tôm chứa tới 152mg cholesterol, vì thế với những ai có hàm lượng cholesterol cao, máu nhiễm mỡ hay có tiền sử các bệnh liên quan đến tim mạch thì không nên ăn nhiều tôm.

+ Người đang bị hen suyễn

Ăn tôm có thể gây kích ứng vùng họng, co thắt cơ khí quản. Vì thế, người bị hen suyễn tốt nhất không nên ăn tôm để tránh bị lên cơn hen suyễn.

+ Người đang có triệu chứng viêm

Trong tôm chứa các chất khiến cho chứng viêm nặng thêm. Bệnh nhân bị bệnh về u xơ tử cung không nên ăn tôm, cua và các loại hải sản khác.

+ Người bị cường giáp, vấn đề về tuyến giáp

Trong tôm cũng như các hải sản khác có nhiều i-ốt có thể làm bệnh về tuyến giáp trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, nếu có vấn đề về tuyến giáp bạn nên hạn chế ăn tôm.

 

cach-bao-quan-tom-ngon-7

 

+ Người bị dị ứng hải sản

Những người bị dị ứng hải sản không loại trừ khả năng dị ứng với tôm dễ gây nổi mẩn đỏ hoặc các nốt sưng sau khi ăn nhiều chất đạm, đặc biệt là các loại tôm con nhỏ. Vì vậy, nếu từng bị hiện tượng này, bạn nên chú ý khi ăn, hoặc không nên ăn tôm.

+ Người yếu bụng

Khi ăn đồ lạnh, bị tiêu chảy hoặc dạ dày, đường ruột nhạy cảm với hải sản thì nên hạn chế ăn tôm. Nếu ăn quá nhiều tôm sẽ xuất hiện đau bụng, tiêu chảy.

+ Người mắc bệnh gút, tăng acid uric máu và viêm khớp

Những người mắc bệnh gút, tăng acid uric máu và viêm khớp không nên ăn hải sản nhiều vì nếu dung nạp lượng purine quá mức, chúng sẽ dễ lắng đọng các tinh thể acid uric trong khớp khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Tags:
Các cụ dạy phải nhớ: “3 người này bỗng dưng đến nhà, chứng tỏ tai họa sắp ập đến”

Các cụ dạy phải nhớ: “3 người này bỗng dưng đến nhà, chứng tỏ tai họa sắp ập đến”

- Những người này đến nhà có thể mang đến tai họa cũng như những điều xui xẻo cho bạn.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất