Một loại gia vị dễ mọc như cỏ, là “kẻ thù tự nhiên” của ung thư, hỗ trợ duy trì huyết áp ổn định và siêu tốt cho xương khớp
Tỏi tây, hay còn được biết đến với tên gọi là hành boa rô, hành ba rô, có nguồn gốc từ Ai Cập.
22:55 06/12/2023
Đây là một loại cây thân thảo lá dẹp. Lá và củ dùng làm thức ăn. Tỏi tây được trồng bằng củ. Loại cây này có vẻ ngoài khá giống hành lá nhưng to hơn gấp 3 – 4 lần cọng hành lá thông thường.
Tỏi tây này cùng họ với hành tây, hành tím, tỏi, hành lá… Đây là một gia vị vừa tạo hương vị mới lạ cho món ăn vừa giúp bạn bảo vệ sức khỏe mỗi ngày.
Tỏi tây có nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết nhưng lại có hàm lượng calo thấp. Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ - USDA cho biết, giá trị dinh dưỡng trong mỗi 100g tỏi tây gồm: Năng lượng: 61 kcal; Carbohydrate: 14.15g (trong đó có đường: 3.9g, chất xơ: 1.8g); Chất béo: 0.3g; Protein: 1.5g; VitaminA: 83mcg; Beta-Carotene: 1000 mcg; Lutein Zeaxanthin: 1900 mcg Vitamin B1: 0.06 mg; Vitamin B2: 0.03 mg; Vitamin B3: 0.4 mg; Vitamin B5: 0.14 mg; Vitamin B6: 0.233 mg; Vitamin B9: 64 mcg; Vitamin C: 12 mg; Vitamin E: 0.92 mg; Vitamin K: 47 mcg; Canxi: 59 mg; Sắt: 2.1 mg; Magie: 28 mg; Mangan: 0.481 mg; Phốt pho: 35 mg; Kali: 180 mg.
Với hàm lượng dinh dưỡng siêu cao như vậy, tỏi tây mang lại rất nhiều công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe cho con người.
Phòng ngừa ung thư
Tỏi tây chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa như vitamin C, flavonoid, kaepferol,.. giúp tăng khả năng “đánh bại” gốc tự do là nguyên nhân chính dẫn đến tổn thương, thoái hóa và dẫn đến ung thư.
Bên cạnh đó, trong tỏi tây còn có chất kaempferol, chất này có thể phòng chống bệnh ung thư bằng cách giảm viêm, tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn các tế bào này di căn.
Hợp chất allicin trong hành paro cũng có đặc tính tương tự. Các nghiên cứu ở người cũng cho thấy những ai thường xuyên tiêu thụ các loại hành tỏi, kể cả hành paro, có thể giảm nguy cơ ung thư dạ dày tới 46%. Ngoài ra, các loại hành tỏi cũng có thể giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Tỏi tây là một nguồn cung cấp chất xơ hòa tan rất cần thiết để giữ một đường ruột khỏe mạnh. Đặc biệt, loại tỏi này có chất prebiotic có khả năng tạo ra các axit béo chuỗi ngắn như acetate, propionate và butyrate. Những dinh dưỡng này có thể giúp giảm viêm và tăng cường sức khỏe đường ruột.
Hơn nữa, các nghiên cứu còn cho thấy chế độ ăn giàu prebiotic có thể hỗ trợ cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng.
Kiểm soát đường huyết, giảm cân
Tỏi tây chứa hàm lượng thấp đường và calo là một sự lựa chọn hữu ích cho người bị tiểu đường type 2. Tỏi tây giúp ức chế alpha-amylase, từ đó ngăn ngừa sự tăng đột ngột của đường trong máu, hỗ trợ kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa biến chứng thần kinh và rối loạn chuyển hóa ở người bệnh tiểu đường.
Giống với hầu hết các loại rau xanh, tỏi tây cũng có khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể từ đó giảm lượng chất béo tích tụ giúp điều chỉnh cân nặng hiệu quả. Ngoài ra, nhờ chứa hàm lượng chất xơ cao nên khi sử dụng tỏi tây có thể giúp bạn làm giảm cảm giác thèm ăn, lâu đói, từ đó kiểm soát tốt lượng thực phẩm mà bạn tiêu thụ mỗi ngày.
Tỏi tây có rất nhiều công dụng tốt, tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng liều lượng vừa phải và tránh để trẻ nhỏ ăn nhiều.
Nhiều người không biết rằng dùng giấy bạc khi nấu 3 thực phẩm này chẳng khác nào “tự đầu độc”
Thạc sĩ Cai Zhengliang hiện đang hoạt động sôi nổi với tư cách là thành viên chuyên môn của Hiệp hội Dinh dưỡng Đài Loan (Trung Quốc).