Một loại củ "quốc dân" là khắc tinh của ung thư, hạ đường huyết tự nhiên hiệu quả: rất sẵn ở chợ Việt, giá lại rẻ bèo
Gừng vừa là loại gia vị rất quen thuộc đối với người Việt.
05:33 14/12/2023
Trong Y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, được dùng trong nhiều bài thuốc đông y.Thành phần chủ yếu của gừng là tinh dầu, trong đó có các thành phần: β – zingiberen, ar – curcumen, β – farnesen, α – camphen, β – phelandren, eucalyptol, các hợp chất alcol: geraniol, linalol, borneol, zingeron, zingerol…. tùy theo hình thức sử dụng mà có nhiều công dụng khác nhau, rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số công dụng phổ biến của loại củ quen thuộc này.
Hỗ trợ chữa cảm lạnh hiệu quả
Đặc tính ấm nóng của củ gừng khiến loại củ này được sử dụng phổ biến để chữa cảm lạnh, trúng gió. Dùng gừng tươi với nước ấm sẽ làm giãn mao mạch, đẩy nhanh quá trình tiết mồ hôi, hỗ trợ tuần hoàn máu. Vì thế khi thời tiết lạnh, sử dụng gừng tươi để uống nước, ngâm chân, tắm… sẽ giúp làm ấm cơ thể, ngăn ngừa virus hợp bào hô hấp gây bệnh. Khi gặp các vấn đề về đường hô hấp như cảm cúm, ho, viêm phế quản, khó thở, hen suyễn, gừng tươi cũng được sử dụng để hỗ trợ điều trị.
Hỗ trợ tiêu hóa
Trong đông y, tác dụng chống viêm của củ gừng tươi rất được ưa chuộng. Ngày nay, gừng tươi cũng được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất nhiều loại thuốc.
Những người bị viêm loét dạ dày sử dụng gừng tươi đều có phản hồi tốt, tác dụng giảm đau và giảm sưng rõ rệt và ít tác dụng phụ. Ngoài ra, tác dụng này còn giúp ích trong điều trị các bệnh về răng miệng như: viêm nha chu, áp xe răng, sâu răng,… Với tác dụng này, thay vì ăn trực tiếp thì dùng nước gừng để súc miệng sẽ có tác dụng tốt hơn.
Hạ đường huyết
Theo kết quả nghiên cứu được thực hiện ở bệnh nhân bị cholesterol cao trong máu, sử dụng gừng tươi có thể giảm nồng độ cholesterol giảm rõ rệt trong máu. Bên cạnh đó, lượng đường trong máu cũng được kiểm soát.
Một số nghiên cứu cũng đã chứng minh bổ sung gừng giúp cải thiện tình trạng kháng insulin và tỷ lệ trao đổi chất. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2, gừng có thể giúp giảm lượng đường trong máu lúc đói.
Với hai tác dụng đồng thời này, sử dụng gừng tươi là biện pháp giúp bạn ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm và phổ biến hiện nay như: tiểu đường, cao huyết áp, béo phì,…
Ngăn ngừa ung thư
Một số hợp chất trong gừng được chứng mình có thể làm giảm hoạt động của tế bào gây thay đổi DNA, hình thành khối u, làm tăng độ nhạy của khối u với các phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị. Ngoài ra, trong gừng còn có chất shogaol có thể giúp chống lại các tế bào gốc ung thư nhưng lại vô hại với các tế bào khỏe mạnh.
Gừng cũng được coi là một loại thuốc tuyệt vời để điều trị ung thư bởi chúng có đặc tính chống viêm và chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
Giảm đau xương khớp
Giúp giảm đau nhức xương khớp là một trong những công dụng tuyệt vời của gừng. Trong gừng chứa gingerol giúp chống viêm, ức chế các chất chemokin, cytokin và các yếu tố gây viêm khác. Từ đó giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động do viêm khớp gây ra. Sử dụng gừng đặc biệt tốt cho lứa tuổi trung niên và tuổi già khi hệ xương khớp đã dần suy yếu.
Giúp vệ sinh răng miệng
Các nghiên cứu chỉ ra rằng hợp chất hoạt tính gingerols trong gừng giúp ngăn vi các loại vi khuẩn gây ra bệnh nha chu, nhiễm trùng nướu răng... phát triển. Từ đó giúp bảo vệ răng miệng luôn khỏe mạnh.
2 cách sử dụng gừng tươi để phát huy tối đa hiệu quả
Để phát huy tối đa công dụng của gừng tươi, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây
Trà gừng có tác dụng làm ấm cơ thể rất tốt
Trà gừng tươi có công dụng làm ấm cơ thể rất tốt do nước ấm sẽ giúp tinh chất từ gừng tan ra và được cơ thể hấp thu tốt hơn. Cách chế biến trà gừng rất đơn giản như sau:
- Làm sạch, cạo lớp vỏ bẩn bên ngoài củ gừng
- Thái lát mỏng gừng tươi, sau đó chế với nước nóng, để ấm vừa uống. Bạn có thể dùng thêm mật ong để tăng tác dụng giảm ho, ngứa rát cổ họng cũng như đem lại hương vị dễ uống hơn. Để giải cảm, nên uống trà gừng ấm rồi trùm kín chăn để cơ thể ra được mồ hôi.
Xông hơi với gừng tươi
Kết hợp gừng tươi với các nguyên liệu tự nhiên như sả tươi, lá chanh, bưởi… bạn sẽ có một nồi nước xong hơi tuyệt hảo. Tinh dầu tốt từ củ gừng sẽ cùng nước nóng bốc hơi lên giúp giải cảm rất tốt. Cách này đã nhiều người áp dụng hiệu quả.
Tuy nhiên, dù có tác dụng tốt với sức khỏe nhưng các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên sử dụng gừng tươi đúng liều lượng. Sử dụng quá nhiều gừng tươi sẽ dẫn đến đầy hơi, ợ nóng, kích ứng vùng miệng và gây khó chịu ngược lại cho dạ dày. Ngoài ra, dùng nhiều gừng tươi còn gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: tăng nguy cơ chảy máu, giảm tác dụng của thuốc điều trị.
Chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng gừng tươi ít hơn 5gr/ngày, các đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai, người bị cao huyết áp, tiểu đường hoặc đang dùng thuốc điều trị nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Đến ngưỡng 50 tuổi, dù có năng lực và giàu có đến đâu thì bạn vẫn cần ''quan hệ tốt'' với 2 người này
Có mối quan hệ tốt với các anh chị em