Món ăn 'thỏa mãn' vị giác nhưng ăn nhiều hỏng khớp, suy thận từ lúc nào không hay

Làm chủ thầu công trình xây dựng, anh Sơn* (49 tuổi) thường phải giao du, ăn nhậu.

22:43 02/01/2024

Bị gút vì ăn quá nhiều thịt

 Những bữa cơm nhà của anh Sơn ngày càng ít, thay vào đó là những buổi tiệc đầy ắp thịt. Anh Sơn cho biết anh cũng là một người rất thích ăn thịt và ít ăn rau. Anh chia sẻ: "Ăn thịt giúp tôi cảm thấy ngon miệng hơn". 

Trong lần kiểm tra sức khoẻ gần nhất, chỉ số axit uric, mỡ máu của anh tăng. Bác sĩ có cảnh báo anh Sơn về nguy cơ có thể mắc gút nếu như không thay đổi chế độ ăn và lối sống. Tuy nhiên, công việc cứ cuốn anh theo. Anh Sơn vẫn tiếp tục ăn uống theo nếp cũ, không có thời gian tập thể dục, còn cân nặng vẫn cứ tăng. Khi có triệu chứng các khớp nóng đỏ, đau anh đi khám, bác sĩ chẩn đoán anh đã mắc gút.

Mỗi lần có cơn gút cấp, chỉ cần gió thổi qua là anh Sơn cũng cảm thấy đau đớn vô cùng. Để kiểm soát cơn gút cấp, bác sĩ tư vấn cho anh thay đổi chế độ ăn, tăng cường vận động thể thao.

Sau gần 10 năm điều trị gút, anh Sơn vẫn luôn tìm mọi cách để thoát khỏi những cơn đau của bệnh gút. Anh Sơn lên Lạng Sơn, Hòa Bình, Sơn La, rồi lại vào Thanh Hóa,… Cứ chỗ nào có người mách chữa khỏi gút là anh đều tìm tới. Chính vì thế, thuốc tây, thuốc nam, thuốc bắc anh Sơn đều đã dùng qua. Thế nhưng, do ăn uống không điều độ, uống quá nhiều các loại thuốc lá không rõ nguồn gốc, chức năng thận của anh Sơn đã bị ảnh hưởng. Anh bị suy thận độ 3. 

Thấy rõ hậu quả của việc uống thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, giờ đây anh Sơn giờ chỉ tin tưởng vào bác sĩ điều trị.

 

Món ăn 'thỏa mãn' vị giác nhưng ăn nhiều hỏng khớp, suy thận từ lúc nào không hay- Ảnh 1.

Ăn nhiều thịt tăng nguy cơ mắc gút (Ảnh minh hoạ)

 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn gồm quá nhiều thịt đỏ có thể khiến cơ thể khó hấp thu và tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, đồng thời khiến thận phải hoạt động quá tải.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn thịt đỏ quá 5 lần/tuần sẽ tăng gấp 3 lần nguy cơ mắc bệnh xương khớp so với bình thường.

  • 16 tuổi thận đã suy teo, cô gái nhắn nhủ một điều quý giá với các bạn trẻ

    16 tuổi thận đã suy teo, cô gái nhắn nhủ một điều quý giá với các bạn trẻ

Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, mất cân đối về các chất dinh dưỡng (nhiều thịt, mỡ động vật, ít rau xanh và hoa quả) sẽ làm gia tăng các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng như: thừa cân béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, gút, rối loạn mỡ máu…

Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới khuyến nghị mọi người không nên ăn thịt đỏ quá 3 lần/tuần và tránh hết sức thịt chế biến sẵn. Thêm vào đó, mọi người nên cân nhắc thay thế thịt đỏ bằng các loại thịt trắng.

Hiện nay, lượng tiêu thụ thịt của người Việt Nam đang cao gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với 134g/ngày (lượng thịt được WHO khuyến nghị tiêu thụ mỗi ngày là 50-80g). Trong khi đó, lượng rau quả được tiêu thụ lại ít hơn khuyến cáo của WHO (ít hơn 400g/ngày).

Bệnh gút ảnh hưởng tới chức năng thận

BSCKII Lê Quang Hải, Khoa Thận - Tiết niệu - Lọc máu, Bệnh viện Nông Nghiệp, cho biết tăng acid uric trong máu là nguyên nhân dẫn tới bệnh gút (> 420μmol/l đối với nam và >360μmol/l đối với nữ). Khi acid uric trong máu tăng sẽ lắng đọng ở các cơ quan của cơ thể dưới dạng tinh thể urat. Các tinh thể urat lắng đọng trong các mô khe thận gây tổn thương, hình thành nên các tổ chức xơ, dày chèn ép và gây ra suy thận.

Suy thận do gút thường đến muộn hơn so với đái tháo đường và tăng huyết áp. Việc bệnh nhân suy thận nhanh do gút sẽ phụ thuộc vào việc điều trị, quản lý bệnh tốt. Nếu bệnh nhân không uống thuốc và tuân thủ điều trị sẽ dẫn tới suy thận.

Tags:
Trên con tôm có 1 bộ phận nhỏ: Cứ nhìn vào đấy là biết ngay tôm nuôi hay tôm tự nhiên rất đơn giản

Trên con tôm có 1 bộ phận nhỏ: Cứ nhìn vào đấy là biết ngay tôm nuôi hay tôm tự nhiên rất đơn giản

Tôm là một món ăn giàu dinh dưỡng, hợp khẩu vị mọi độ tuổi nên thường được bổ sung trong các bữa cơm gia đình.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất