Lý do Việt Kiều thích vì việt Nam lấy vợ mà không lấy vợ Mỹ là đây

Câu chuyện hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn là về chuyện: Tại sao Việt Kiều lại về Việt Nam lấyvợ thay vì lấy vợ tại Mỹ ?

15:45 14/10/2024

Nếu chia sẻ này có chút độngchạm tới nhiều quý anh, cũng mong được bỏ qua bởi tôi chỉ muốn nóirõ, nói thẳng nói thật cho các chị em trước khi đưa ra quyếtđịnh quan trọng của cuộc đời mình

Lý do tại sao Việt Kiều mình về nhà lấy vợ ?

Thứ nhất:Văn hóa Việt phai mờ ở phần lớn người Việt trẻ ở thế hệ thứ hai, không được duy trì tốt như người Nhật, Hàn hay Trung Hoa.

Việt kiều nữ, với tính cách nhỏ nhẹ, nấu ăn ngon, chăm sóc gia đình, hơn hẳn gái Tây nên nhiều trai theo đuổi và dễ chọn bạn đời, ngay cả khi họ đã từng đổvỡ.

Việt kiều nam không có vị thế như ở Việt Nam, một phần vì văn hóa và bình đẳng giới tại đây, một phần nữa là rất khótìm vợGái Tây không thích trai Việt, điều đó chắc chắn rồi

Hy vọng vào gái Việt Nam, hay Trung Hoa thì họ cũng luôn được trai Tây hay các sắc tộc khác để ý. Việt kiều nam trông có vẻ bảnhbao nhưng thực trong lòng héohon vì công ăn việc làm, nợnần hay cô đơn.

Khả dĩ nhất là về Việt Nam lấy vợ qua mai mối, nhưng sau khi mang được vợ qua, những rắc rối mới lại bắt đầu. Những năm đầu, do không quen lắm và tiếng Anh chưa thạo, người vợ thường ở nhà, làm việc gia đình.

Khi vững hơn, họ bắt đầu tìm việc ở ngoài và lại là mục tiêu để ý của nam giới ở đây, bao gồm cả Việt kiều nam khác, và điều đó là khởi đầu những bikịchđều cùngkịch bản.

Thứ hai: đã về Việt Nam lấy vợ, đa phần là do bên nàykhó kiếm mà nôm na anh em mình vẫn nói với nhau là ‘ế vợ’. Bởi lẽ, khi về Việt Nam lấy vợ, đâu cócòn thời gian mà yêu đương, chủ yếu là nhờ mai mối, không ế thì đâu có cần mai mối đúng không

Do đó, chị em cần hiểu, đàn ông về Việt Nam lấy vợ, thường là người như thế nào?

Các quý anh bên này, tôi mạn phép xin được chia thành 2 nhóm: Những người qua Mỹ từ nhỏ vànhững người tới độ tuổi lao động mới qua.

Đầu tiên là những quý anh được qua Mỹ từ nhỏ (khoảng 3-15 tuổi) thì rất là may mắn vì họ được họchành, giáo dục theo kiểu Mỹ từ nhỏ, được thừa hướng lối sống Mỹ, nên cơ hội rộng mở hơn rấtnhiều.

Được cái người Việt mình lại học rất giỏi, nên đa phần những cô bé du học sinh không chỉ ViệtNam mà còn nước khác sẽ luôn tự ‘săn đón’ những anh chàng này.

Có chồng tài giỏi, lại có thêm chiếc vé ở lại Mỹ, dại gì bỏ qua? Thậm chí mấy anh nào kén quá, họcxong ra trường vẫn chưa có tìm được vợ thì các gia đình Việt Nam gọi nôm na là ‘môn đăng hộ đối’cũng sẽ ngắm nghía gia đình anh này từ trước.

Cha mẹ ở đây thường có tư duy thích con dâu Việtbởi vì cùng chung tiếng nói, cùng chung văn hóa, không có bị chênh lệch quá nhiều về cách sống,cách suy nghĩ

Còn lại là các quý anh qua Mỹ ở độ tuổi lửng lơ (22-25 đổ lên), qua đây phải bươn chải cuộc sống đểkiếm tiền nuôi bản thân, còn hơi đâu mà đi học. Tôi cũng mạn phép nói thật, những người đi họcđược chỉ đếm trên đầu ngón tay và phải là người cực kì có ý chí.

Do vậy đa phần là lao động chântay, thu nhập hàng tháng gần như chỉ đủ chi phí sinh hoạt hoặc có dư thì cũng chỉ vài trăm. Nói thìnhiều quý anh sẽ cảm thấy tự ái nhưng mà sự thật là thân mình còn chưa có lo đủ, phụ nữ bên đâycó thèm để ý tới mình không?

Họ đâu có sai, vì họ phải lo cho tương lai của họ sau này, họ đâu có

thể gửi gắm bản thân cho một người như vậy. Có thể sẽ động chạm nhưng nói thẳng là mình ‘khôngcó cửa’.Vậy thì làm cách nào để có thể lấy vợ trẻ đẹp? Đó là về Việt Nam.

Bên đây mình có thể lao độngchân tay, thậm chí homeless nhưng mà mác Việt Kiều vẫn ‘ngon’. Chưa kể nếu có về Việt Nam ănmặc sang trọng chút, chi tiêu mạnh tay chút, rồi lại còn tỏ ra lịch thiệp, ga lăng, thi thoảng đá chúttiếng Mỹ thì các em vẫn đổ là chuyện quá bình thường.

Các em gái, đặc biệt là những em gái sinh sống dưới quê sẽ nghĩ rằng qua đó mình được đổi đời,được sống trong đất nước văn minh, chồng mình sẽ không có bạo lực đánh đập gia trưởng hayrượu chè tụ tập như mấy anh ở đây. Chưa kể người ta muốn đi Mỹ phải tốn vài chục ngàn, mình có‘vé’ miễn phí thì tội gì không đi ? Do đó mác Việt kiều vẫn rất có giá.

Nhưng sự thật, các anh lấy vợ là bởi lý do gì? Nói này hơi động chạm chứ thanh niên độc thân nhưanh em mình qua bên này đi làm hãng khó mà có thể khá được nên mới phải sớm lấy vợ.

Lấy vợ rồivừa có động lực thoát nghèo, vừa có người phụ mình làm, vừa được giảm thuế, vừa có người cùngmình nỗ lực cố gắng và san sẻ bớt các gánh nặng chiphí.

Các chị khi biết được chuyện này đâm ra vỡmộng, chánnản vì cuộc sống không có như mơ. Các côvợ bị chồng mình ‘lừa dối’ như vậy khi qua đây rất nhanh chán, do đó đã có rất nhiều vụlyhôn.

Thậm chí có người còn nói các anh đang ‘mang hộ vợ người ta’ qua đây. Cũng dễ hiểu thôi, mìnhkhông có lo được cho người ta nên người ta phải tự tìm một người có thể che chở cho tương lai saunày của họ thôi. Lỗi là tại mình ngay từ đầu không có dám nói thẳng nói thật, để cho người ta hyvọng nhiều quá rồi thành hụt hẫng.

Do vậy, tôi có mạn phép khuyên mọi người như này.

Thứ 1 các chị em phụ nữ hãy tìm hiểu thật kĩchứ đừng nghĩ ai cũng được may mắn, ai cũng được đổi đời. Chuyện được sung túc, được hạnhphúc là có thật, nhưng tin tôi đi, chỉ là một số trường hợp rấthiếm hoi mà thôi.

Thứ 2, cũng mongquý anh đừng giận khi tôi nói ra điều này: Mình có sao thì nói vậy, đừng có gian dối người ta mà tộinghiệp người ta.

Hãy cứ nói thẳng nói thật rằng tôi bên Mỹ phải cực như thế này, có thương tôi thì qua giúp đỡ tôi, rồi2 vợ chồng cùng cố gắng. Mình làm vậy là tạo tâm lý cho người ta, giúp người ta đưa ra quyếtđịnhđúng đắn.

Bởi lẽ, qua bên này, nếu cả 2 cùng cố, chuyện thoátkhổ là hoàn toàn dễ dàng, thậm chí 2vợ chồng có thể khấm khá hơn, dư tiền mua nhà mua xe rồi lo cho con cái sau này.

Đó là chia sẻhoàn toàn thật lòng của bản thân tôi, dù có thể động chạm nhưng vẫn mong mọi người hãy cân nhắcthật kĩ về vấn đề này.

Tags:
Tiến sĩ tốt nghiệp năm 2020 thất nghiệp suốt 4 năm, gánh khoản nợ học phí 250.000 USD: ‘Tôi nhận ra tấm bằng bỗng trở thành lời nguyền’

Tiến sĩ tốt nghiệp năm 2020 thất nghiệp suốt 4 năm, gánh khoản nợ học phí 250.000 USD: ‘Tôi nhận ra tấm bằng bỗng trở thành lời nguyền’

Tầm bằng đang ngày càng mất giá khi doanh nghiệp coi trọng kinh nghiệm, kỹ năng hơn bằng cấp.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất