Kiếm triệu đô, “triệu phú công nghệ“ Vương Phạm mua áo 70 triệu thấy tiếc, vô nghĩa: Khuyên làm 1,6 tỷ/năm đủ sống

Sau khi có trong tay một số tài sản vừa đủ, triệu phú đô la Vương Phạm đã có những chia sẻ chân thành về chuyện hạnh phúc ở đời liệu có do tiền quyết định hay không.

04:10 05/12/2022

Mình nghĩ nhiều người vẫn thường ao ước có được nhiều tiền bởi như vậy cuộc sống sẽ sung túc, đỡ lo nghĩ hơn và biết đâu sẽ hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, với những đại gia liệu họ có suy nghĩ như vậy và liệu họ có đề cao đồng tiền hay không? Có lần, mình nghe được chia sẻ của triệu phú đô la Vương Phạm, thấy có vài điều thú vị nên chia sẻ lại với mọi người nha. 

Vương Phạm (tên đầy đủ là Phạm Đình Quốc Vương, sinh năm 1991) sang Mỹ từ năm 16 tuổi để du học. Sau đó, anh khởi nghiệp và thành công trên xứ cờ hoa với khối tài sản ước tính lên hàng triệu đô la. 

Tuy thành công và giàu có nhưng Vương Phạm lại có phong cách rất bình dân, gần gũi. Trong một lần chia sẻ với các sinh viên tại Việt Nam, anh đã cho rằng hạnh phúc không phải được quyết định bằng việc phải làm giám đốc hay thành triệu phú. Vương Phạm đã dẫn chứng một nghiên cứu tại Mỹ là trung bình chỉ cần kiếm 70.000 USD/năm (khoảng 1,6 tỷ đồng) là cảm thấy hạnh phúc. 

Nghiên cứu này còn chỉ ra, khi mỗi người kiếm được khoảng 100.000USD/năm (hơn 2,3 tỷ đồng) là tỷ lệ hạnh phúc sẽ giảm xuống. Còn ai kiếm được 1 triệu đô thì mức độ hạnh phúc lại càng ít hơn. Bản thân là người từng trải qua những con số này nên Vương Phạm cho rằng anh đồng tình với nghiên cứu trên. 

Triệu phú đô la cho biết, càng kiếm nhiều tiền càng khiến anh nhức đầu. “Giờ cho Vương quay lại thì mình sẽ chọn cuộc sống hạnh phúc hơn, làm ít đi, dành nhiều thời gian cho con cái hơn. Mấy đứa con Vương cứ hỏi "Daddy đâu rồi?", "Ba đâu rồi?"...

Thế nên Vương nghĩ các bạn làm sao để đạt được mốc 70.000 đô là được rồi. Ai cũng chỉ sống ngần ấy năm thì lên cao làm gì, đấu đá làm gì rồi đến lúc nhìn lại mới thấy những lúc khó khăn như hồi sinh viên mới là lúc hạnh phúc. Phút giây hạnh phúc nhất là được ở cạnh gia đình mình, có ông bà, bố mẹ vợ con đầy đủ chứ không phải lúc thành triệu phú", Vương Phạm tâm sự. 

Qua chia sẻ của Vương Phạm có thể thấy rằng càng kiếm nhiều tiền càng có ít thời gian dành cho gia đình và chính bản thân. Có thể gọi đó là cái giá phải đánh đổi, là “nhà giàu cũng khóc”. Đôi khi, có nhiều tiền cũng chưa chắc sẽ hạnh phúc là vậy, bởi tình cảm gia đình dần lạnh nhạt, bỏ bê sức khỏe của bản thân… 

Còn con số 70.000 USD/năm mà Vương Phạm đưa ra, có thể đó là dựa trên thu nhập và mức sống tại Mỹ. Đối với Việt Nam, mình nghĩ mỗi người sẽ biết cân bằng, đong đo đếm xem bình quân cần bao nhiêu tiền để sống sung túc, lo được cho gia đình và có khoản tiết kiệm để phòng thân. 

Chia sẻ về bản thân, Vương Phạm cho biết anh giản dị trong cách ăn mặc bởi tính cách này đã có ở gia đình anh từ thời ông bà. Cũng có lần anh thử mua đồ hiệu, quần áo hiệu như bộ vest 3.000USD (khoảng hơn 70 triệu đồng) để về mặc nhưng sau đó lại cảm thấy nó vô nghĩa. "Cái áo mắc tiền chưa chắc đã thoải mái và phù hợp với mình bằng cái áo rẻ tiền. Đúng là có thử và trải qua giai đoạn se sua đua đòi rồi mới thấy nó không quan trọng với mình", anh chàng sinh năm 1991 chia sẻ. 

Có nhiều người tuy điều kiện kinh tế còn chưa ổn định, thiếu trước hụt sau nhưng rất chịu khó chạy theo mua hàng hiệu để bản thân trở nên sang chảnh, quyền lực trong mắt người khác. Ấy vậy mà, một triệu phú đô la ở Mỹ lại ngại chuyện mua hàng hiệu, thậm chí ăn mặc rất bình thường với áo sơ mi cũ. Đối với Vương Phạm, anh cảm thấy không hạnh phúc từ những thứ hàng hiệu đắt tiền cũng như càng kiếm nhiều tiền lại càng dễ mệt mỏi. 

Hẳn nhiều người còn nhớ câu nói của “vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ “Tiền nhiều để làm gì” khi ra tòa phân chia tài sản với vợ cũ. Dạo đó, nhiều người rôm rả bàn tán về câu chuyện liệu tiền nhiều có mang lại hạnh phúc hay không bởi sự thật là “nhà giàu cũng khóc” đấy thôi. 

Tuy nhiên, mình nghĩ đây không phải là lý do để ngụy biện cho việc lười lao động, không có ý chí cầu tiến. Dù sao, nhiều người vẫn chưa kiếm được con số như chia sẻ của  Vương Phạm và vẫn cần phải làm việc để kiếm nhiều tiền nhất có thể, trang trải cuộc sống và lo cho người thân.

Tags:
Bác 80 tuổi buồn bã: Có cả tỷ gửi tiết kiệm, tôi không thiếu thứ gì nhưng tôi muốn mình sớm ra đi.

Bác 80 tuổi buồn bã: Có cả tỷ gửi tiết kiệm, tôi không thiếu thứ gì nhưng tôi muốn mình sớm ra đi.

Hãy cùng nghe câu chuyện của bác Cao, năm nay bác đã 80 tuổi. Vừa tâm sự bác vừa khóc. Bác bảo cho dù có nhiều tiền đến đâu, nhưng khi về già mà không có ai quan tâm, bên cạnh thì sẽ là một thất bại lớn.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất