Khi rác trở thành 'mốt' của thời trang Thái Lan: Ngay cả chất thải cũng thành đồ mới nếu biết sáng tạo
Xu hướng tái chế tạo nên một tương lai bền vững hơn cho ngành thời trang ở Thái Lan.
09:47 31/01/2023
Khi rác thải trở thành "mốt"
Khi nhìn vào mớ vải vụn từ quần áo, rèm cửa và thảm... đã qua sử dụng, hầu hết mọi người nghĩ ngay đến cái thùng rác để bỏ vào. Nhưng đối với nhà thiết kế Krittiga Kunnalekha, cả một tương lai sáng láng đã mở ra trước mắt cho số vải vụn ấy.
Qua bàn tay khéo léo của Krittiga, sống ở Chiang Mai (Thái Lan), chúng thành những bộ áo váy đầy màu sắc, tinh tế và cực kỳ thời trang.
“Những người khác nhìn vào núi vải vụn ấy và thấy chúng chỉ là đồ rác rưởi, bỏ đi. Nhưng tôi luôn nghĩ rằng vải phế liệu có rất nhiều tiềm năng”, Krittiga (48 tuổi), chủ sở hữu Nymph Vintage, một cửa hàng quần áo bán trực tuyến đang góp phần vào xu hướng thời trang tái chế và tái sử dụng đang phát triển ở Thái Lan, cho biết.
Người dân xứ Chùa vàng đang ngày càng quan tâm đến những sản phẩm may mặc như vậy. Họ có xu hướng tìm đến những bộ quần áo mang tính bền vững, thân thiện với môi trường và phong cách độc đáo.
Nó đánh dấu sự thay đổi của Bangkok vốn nổi tiếng là thành phố mua sắm thời trang nhanh và đầy rẫy các trung tâm bán buôn lớn có nhiều hàng may mặc giá rẻ, sản xuất hàng loạt.
Trên bình diện quốc tế, ngày càng nhiều thương hiệu thời trang đang cố gắng quảng bá hình ảnh doanh nghiệp có ý thức về môi trường và có trách nhiệm với xã hội, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn (mang tính bền vững, có lợi cho môi trường, thúc đẩy ý tưởng tái sử dụng, tái chế và giảm thiểu chất thải).
Tất cả nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tác động tiêu cực của thời trang nhanh và mối quan tâm lớn hơn đối với các vấn đề môi trường và xã hội. Kết quả là thị trường thời trang bền vững đã phát triển.
Theo thống kê của công ty The Business Research Company, thị trường "thời trang đạo đức" toàn cầu (được định nghĩa là thiết kế, sản xuất và phân phối quần áo ít gây hại nhất cho con người và môi trường), đạt giá trị 6,35 tỷ đô la Mỹ (27 tỷ RM) vào năm 2019.
Lĩnh vực này - bao gồm các doanh nghiệp trả lương công bằng cho người lao động và các thương hiệu sử dụng các sản phẩm tự nhiên, tái chế và tái sử dụng - được định giá 7,57 tỷ đô la Mỹ vào năm 2022 và dự kiến sẽ đạt 11,12 tỷ đô la Mỹ vào năm 2027.
Điều này cũng đang diễn ra ở Thái Lan, nơi ngày càng có nhiều cửa hàng quần áo địa phương đang hướng đến xu hướng bền vững.
“Bây giờ xu hướng là upcycle. Bạn sử dụng vải hiện có và tạo cho nó một diện mạo và phong cách mới. Bằng cách này, bạn tạo ra nhiều giá trị hơn”, Krittiga cho biết. Khái niệm upcycle có thể được hiểu là nâng cấp. Có nghĩa là tái sử dụng một cách sáng tạo - chuyển đổi các sản phẩm phế liệu, sản phẩm vô dụng hoặc không mong muốn thành vật liệu mới hoặc sản phẩm được coi là có chất lượng cao hơn, mang giá trị nghệ thuật hoặc giá trị môi trường.
Kể từ khi Nymph Vintage khai trương vào khoảng 5 năm trước, doanh số bán hàng đã tăng khoảng 15%. Thậm chí, một số cửa hàng “upcycle” khác cũng dần xuất hiện trên khắp Thái Lan.
Một số cửa hàng bắt chước phong cách tái chế quần áo của tôi. Nhưng tôi không buồn, vì điều đó có nghĩa là nhiều người muốn tham gia phong trào này”, Krittiga nói. Cửa hàng của cô chủ yếu bán áo, quần, túi kiểu thổ cẩm.
“Nhiều khách hàng của chúng tôi không thể tin rằng thứ họ đang mặc từng là thảm hoặc rèm cũ”, Sarita, một chủ cửa hàng bán quần áo tái chế khác, cho biết. Cô cũng tiết lộ doanh số bán hàng đã tăng hơn 50% trong 2 năm qua, thậm chí có rất nhiều khách nước ngoài.
Khi mở cửa hàng cách đây 4 năm, Sarita đã tự tay may từng bộ quần áo bằng vải từ quần áo cũ mua ở các chợ đồ cũ trên đất Thái Lan hoặc cả nước ngoài.
Giờ đơn hàng nhiều quá, một mình tôi làm không xuể. Tôi phải thuê một thợ may để hỗ trợ”, cô nói.
Thương hiệu của Sarita, mang tên Marry Melon, đã trở nên nổi tiếng vào năm 2022, khi một số nữ diễn viên và người có ảnh hưởng tại địa phương mặc các thiết kế của cô. Điều này giúp cô có được hợp đồng với thương hiệu bán lẻ Pomelo có trụ sở tại Bangkok và một vị trí trên cửa hàng trực tuyến của họ.
Nhà thiết kế chuyên nâng tầm giá trị của rác
Như một cơ duyên, Wishulada Panthanuvong như thể sinh ra để làm việc với rác thải. Cha mẹ điều hành một doanh nghiệp chuyên phân loại rác, nên từ nhỏ cô đã được đào tạo kỹ năng xử lý rác. Giờ đây với sứ mệnh "biến rác thành kho báu", Wishulada đã đưa khái niệm tái chế lên một tầm cao mới đầy phong cách.
"Tôi tin rằng không có gì là vô dụng. Mọi người đều có khả năng biến chất thải thành thứ mới mẻ", cô nói. "Tôi cảm thấy rất rõ rằng bằng cách kết hợp sức mạnh của sự sáng tạo cùng với trí tưởng tượng vô hạn và hành động quyết tâm, chúng ta có thể tạo ra một tương lai bền vững hơn".
Wishulada là người tiên phong của một nhóm các chuyên gia thời trang mới nổi của Thái Lan, những người đang tạo nên những điều kỳ diệu từ rác thải. Họ đang góp phần mở rộng tầm nhìn của ngành thời trang cao cấp Thái Lan và nhận được sự khen ngợi của quốc tế. Họ cũng đang giúp giải quyết những lo ngại nghiêm trọng về môi trường liên quan đến lĩnh vực thời trang.
“Sứ mệnh của tôi là chỉ cho mọi người thấy lợi ích của nền kinh tế tuần hoàn và truyền cảm hứng cho mọi người quan tâm đến các chiến thuật quản lý chất thải để tái sử dụng, sửa chữa và giảm tiêu thụ”, Wishulada nói với Nikkei Asia.
Wishulada là một trong những nhà truyền bá có tiếng nói nhất ở Thái Lan về "rác". Cô đã biến những chiếc máy xay thực phẩm cũ thành chậu cây, nắp chai thành thùng rác, túi nhựa và vải bỏ đi thành quần áo và phụ kiện.
Cô chủ yếu bán các mặt hàng của mình thông qua trang web wishulada-art.com. Trong đó, mặt hàng phổ biến nhất là túi xách, được làm từ vải vụn và quần áo cũ. Túi có giá từ 800 đến 4.500 baht (tương đương 570.000 - 3,2 triệu đồng).
Bill Bensley, một nhà thiết kế người Mỹ ở Bangkok, cho biết: “Các nhà thiết kế trẻ Thái Lan thường có những quan điểm độc đáo về những thứ mà chúng ta có thể đã chấp nhận và hiệu chỉnh lại chúng với sự chú ý đến từng chi tiết đặc trưng của người Thái”.
Bensley, người đã thiết kế hơn 200 dự án khách sạn ở 50 quốc gia, gần đây giới thiệu sở trường của mình về thiết kế thùng rác tại một cửa hàng mới mở ở khu nghỉ dưỡng Shinta Mani Wild, Campuchia.
Cửa hàng có nhiều loại áo khoác denim tái chế dùng 1 lần cũng như những chiếc vòng tay được làm mới từ những chiếc bẫy bị tịch thu của những kẻ săn trộm động vật hoang dã đặt trong khu rừng bao quanh khu nghỉ mát. Tiền thu được từ các mặt hàng được chuyển đến Liên minh Động vật Hoang dã, một nhóm bảo tồn phi lợi nhuận.
Bensley cho biết anh rất vui khi được làm phần việc của mình để nâng cao nhận thức về tác động của thời trang nhanh đối với môi trường, đồng thời nói thêm rằng anh được truyền cảm hứng từ cách các nhà thiết kế trẻ trong khu vực.
Triệu phú 46 tuổi chi hàng triệu đô mỗi năm để duy trì dung mạo tuổi 18
Ông chấp nhận theo đuổi chế độ tập luyện nghiêm ngặt và có phần cực đoan.