Hai bang Mỹ có cách chia phiếu đặc biệt trong bầu cử tổng thống
Phần lớn bang Mỹ trao toàn bộ phiếu đại cử tri cho ứng viên thắng phiếu phổ thông, còn bang Maine và Nebraska lại chia phiếu theo khu vực bầu cử.
14:01 28/10/2024
Khoảng 244 triệu cử tri Mỹ năm nay sẽ bầu tổng thống thông qua cơ chế đại cử tri đoàn, gồm 535 đại cử tri được phân bổ cho 50 bang theo quy mô dân số và ba đại cử tri cho thủ đô Washington.
Các bang đông dân sẽ được phân bổ nhiều đại cử tri hơn. , bang đông dân nhất nước Mỹ với hơn 39 triệu người, được trao 54 phiếu đại cử tri, chiếm hơn 10% tổng số phiếu đại cử tri toàn quốc. Bang đông dân thứ hai là Texas, với hơn 30 triệu người, có 40 phiếu đại cử tri.
Ngược lại, những bang có diện tích lớn nhưng dân số thưa thớt, như Wyoming với hơn 700.000 người, chỉ được phân bổ 3 đại cử tri. Để đắc cử tổng thống Mỹ, ứng viên cần nhận được tối thiểu 270 phiếu đại cử tri.
Hầu hết các bang và thủ đô Washington phân bổ đại cử tri theo cách thức "người thắng lấy hết", tức ứng viên nào thắng phiếu phổ thông sẽ nhận được tất cả đại cử tri của bang đó, người còn lại không có phiếu đại cử tri nào, dù nhận được bao nhiêu phiếu phổ thông đi chăng nữa.
Ví dụ, ứng viên chỉ cần giành được 50,1% số phiếu phổ thông ở bang Texas là được nhận toàn bộ 40 phiếu đại cử tri của bang. Ứng viên còn lại không có phiếu đại cử tri nào, dù được 49,9% cử tri Texas ủng hộ.
Nhưng Maine và Nebraska là hai trường hợp đặc biệt. Hai bang này có lần lượt 4 và 5 phiếu đại cử tri, nhưng không phân bổ toàn bộ theo phiếu phổ thông, mà chia ra theo "khu vực bầu cử", cho phép các đại cử tri tại Maine và Nebraska có thể được phân bổ cho nhiều hơn một ứng viên.
Theo quy định của Mỹ, bang có hơn một nghị sĩ đại diện phải được chia thành các khu vực bầu cử, mỗi khu chỉ được bầu một đại biểu vào Hạ viện. Các khu vực bầu cử được xác định sau mỗi lần Mỹ tiến hành tổng điều tra dân số, dựa trên số dân của mỗi khu vực.
Các bang được quyền tự quyết định áp dụng nguyên tắc "người thắng lấy hết" hay "khu vực bầu cử" trong bầu cử tổng thống. Nghị viện Maine và Nebraska từng phân bổ phiếu đại cử tri theo nguyên tắc "người thắng lấy hết", trước khi chuyển sang hệ thống đặc biệt như hiện nay.
Với phương pháp này, Maine và Nebraska sẽ chia cố định hai phiếu đại cử tri cho người thắng phiếu phổ thông của toàn bang, gồm tổng phiếu của hai khu vực bầu cử. Số phiếu đại cử tri còn lại sẽ được phân bổ cho người thắng phiếu bầu phổ thông trong từng khu vực bầu cử.
Bang Maine được tách khỏi Massachusetts năm 1820, bắt đầu áp dụng hình thức "người thắng lấy hết" như hầu hết các bang Mỹ từ năm 1828. Tuy nhiên, cuộc bầu cử năm 1968 đã trở thành một bước ngoặt để bang này thay đổi phương pháp phân bổ phiếu đại cử tri.
Bầu cử tổng thống năm đó là cuộc đua giữa ba ứng viên Richard Nixon của đảng Cộng hòa, Hubert Humphrey của và ứng viên độc lập George Wallace. Cuộc đua "tam mã" này làm dấy lên lo ngại phiếu đại cử tri sẽ thuộc về ứng viên không nhận được quá bán phiếu phổ thông của bang.
Do đó, Maine quyết định phân bổ số phiếu đại cử tri theo khu vực bầu cử từ năm 1972. 4 phiếu đại cử tri của bang này được chia làm ba, hai phiếu cho người thắng phiếu phổ thông toàn bang, một phiếu cho Khu vực bầu cử số 1 (ME-1) và một phiếu cho Khu vực bầu cử số 2 (ME-2).
Theo phương pháp này, ứng viên thắng Maine có thể nhận cả 4 phiếu đại cử tri hoặc phải chia phiếu theo tỷ lệ 3-1. Người thắng phiếu phổ thông của toàn bang đồng nghĩa sẽ thắng một trong hai khu vực bầu cử, nên sẽ không xảy ra kịch bản hòa 2-2 phiếu đại cử tri ở Maine.
Trong giai đoạn 1964-12012, Maine liên tục chỉ bầu cho một ứng viên thuộc đảng Cộng hòa hoặc Dân chủ. Đến năm 2016, bang này mới lần đầu tiên phải chia phiếu.
Khi đó, ông Trump, ứng viên đảng Cộng hòa, giành một phiếu đại cử tri nhờ thắng ME-2, gồm thành phố Portland, Augusta và vùng ven biển lân cận, còn bà Clinton thắng ME-1 và tổng phiếu phổ thông toàn bang, giành 3 phiếu đại cử tri.
Năm 2020, ông Trump tiếp tục thắng ở ME-2, nhưng không đắc cử tổng thống.
Tại Nebraska, trước năm 2004, bang này liên tục chỉ bầu cho một ứng viên và trao toàn bộ 5 phiếu đại cử tri cho ứng viên đó. Nghị viện Nebraska quyết định phê chuẩn phương pháp phân bổ phiếu theo khu vực bầu cử từ năm 1992, nhằm thu hút sự chú ý hơn từ các ứng viên tổng thống tới địa phương mình.
Phương pháp mới chia Nebraska thành ba khu vực bầu cử, gồm NE-1, NE-2 và NE-3, mỗi khu vực có một phiếu đại cử tri, hai phiếu còn lại được trao cho người thắng phiếu phổ thông toàn bang. Với phương pháp này, Nebraska sẽ có ba kịch bản chia phiếu là 5-0, 4-1 và 3-2, không còn chỉ thuộc về một ứng viên duy nhất như trước đây.
Điều đó đã phát huy hiệu quả trong cuộc bầu cử năm 2008. Nhận thấy cơ hội thắng một phiếu đại cử tri ở NE-2, gồm thành phố Omaha và khu vực ngoại ô, ứng viên Dân chủ khi đó là Barack Obama đã tăng cường vận động tranh cử ở đây.
Nỗ lực của ông Obama được đền đáp khi ông thắng NE-2 và giành được một phiếu đại cử tri, đánh dấu lần chia phiếu đại cử tri đầu tiên của Nebraska. Đối thủ John McCain, ứng viên đảng Cộng hòa, thắng phiếu phổ thông toàn bang cũng như ở NE-1 và NE-3, giúp ông có 4 phiếu đại cử tri.
Đó là lần đầu tiên ứng viên Dân chủ giành được một phiếu đại cử tri ở Nebraska kể từ năm 1964. Đến năm 2020, ứng viên Joe Biden lặp lại kết quả này, khi thắng ở NE-2.
Sau khi ứng viên hai lần giành được một phiếu đại cử tri ở bang được coi là "đỏ" này, các nghị sĩ Cộng hòa đã tìm cách bãi bỏ phương pháp bỏ phiếu theo khu vực bầu cử tại đây nhưng đều thất bại.
Việt Kiều bảo lãnh cha mẹ qua Mỹ có phải để phụng dưỡng hay vì lý do khác?
Hôm nay, tôi xin tiếp tục chia sẻ về chủ để mà có thể khiến rất nhiều người khó chịu khi nghe bởi vì ‘sự thật thì hay mất lòng’. Đó là: Lý do gì khiến Việt Kiều đưa cha mẹ qua Mỹ, liệu có phải để phụng dưỡng cha mẹ tuổi già hay không ?