Giữα ᵭợɫ coʋiɗ 19 gɦê gớм, BS пói 'cɦốɫ cɦặп cᴜối cùпg' пgăп ʋiɾᴜs ʋào пgười có ícɦ cɦo ɫấɫ cả

Dạo này tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp. Mình giờ hầu như chẳng dám đi đâu nữa luôn ấy vì chẳng biết được có lỡ gặp F nào bên ngoài không. Khổ thế cơ chứ. Giờ này chỉ mong tình hình dịch sớm được kiểm soát để cuộc sống trở lại bình thường. Muốn thế thì bên cạnh việc kiểm soát của nhà nước, mình nghĩ chúng ta cũng nên thực hiện các biện pháp bảo vệ bản thân.

21:49 02/06/2021

Cái này là hành động thiết thực, bảo vệ chính mình, gia đình và người xung quanh. Đồng thời cũng chung tay góp sức vào việc phòng chống dịch đó các mẹ. 

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tình hình dịch tiếp tục diễn biến phức tạp, đã ghi nhận hơn 4.300 ca nhiễm kể từ khi làn sóng dịch thứ 4 bùng phát

Theo thống kê, từ ngày 27/4 tới nay, cả nước đã ghi nhận hơn 4.300 ca nhiễm bệnh. Trong đó, Bắc Ninh, Bắc Giang là những điểm nóng với số lượng bệnh nhân cao, tập trung ở các khu công nghiệp. Đặc biệt, số ca nhiễm chưa có dấu hiệu dừng lại.

TP. HCM mới đây cũng trở thành ‘điểm nóng’ mới khi mà nơi này xuất hiện ổ dịch liên quan tới chùm ca bệnh tôn giáo. Theo các đánh giá của chuyên gia, TP. HCM đang phải đối mặt với ổ dịch phức tạp nhất từ trước đến nay. Bởi chỉ sau 3 ngày (từ 27 – 30/5) tỉnh này đã ghi nhận thêm 100 bệnh nhân mới. Trong đó, 93 người liên quan tới ổ dịch tôn giáo và 7 người liên quan đến chùm ca bệnh tại BV Hoàn Mỹ SG.

Kết quả đánh giá cho thấy 55% bệnh nhân lây nhiễm từ sinh hoạt tôn giáo, 25% lây nhiễm ở nơi làm việc, 15% lây trong gia đình và 5% lây trong bạn bè. Kết quả giải mã trình tự gen cho thấy: Cả hai chùm ca bệnh này đều nhiễm biến chủng Ấn Độ nhưng hiện tại vẫn chưa rõ nguồn lây.

Theo TS. Lê Quốc Hùng (Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, BV Chợ Rẫy) đánh giá: Đây là đợt dịch bùng phát nguy hiểm, nghiêm trọng và diễn biến phức tạp nhất. Ông cho rằng những đợt dịch trước đó thì các nước xung quanh Việt Nam hầu như đều yên ổn. Dịch chỉ bùng phát ở Mỹ, châu Âu là nhiều. Thế nhưng lần này thì không chỉ Việt Nam mà các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, châu Á cũng đang phải gánh chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch.

Hơn nữa, trong làn sóng dịch lần này, do đặc điểm của biến chủng nCoV, số lượng bệnh nhân đang tăng nhanh, độc lực mạnh khiến tình hình trở nên phức tạp hơn. Rất nhiều ca bệnh từ F1 trở thành F0. Đã thế, biến chủng này còn có thời gian ủ bệnh kéo dài nên chúng ta rất khó có thể phân biệt người khỏe mạnh với người mang virus. Bằng chứng là có những người phải xét nghiệm 3, 4 lần mới phát hiện ra.

Tuy nhiên, dù biến chủng nhưng virus nCoV vẫn chủ yếu lây nhiễm qua 2 con đường là hít phải giọt bắn và chạm vào bề mặt chứa virus. Do đó, BS. Hùng nhận định: Virus khi xâm nhập vào sẽ tới hầu họng và đến tế bào rồi mới sinh sôi và gây bệnh. Vì thế, để bảo vệ bản thân thì chúng ta cần đeo khẩu trang và rửa tay.

hình ảnh

TS. Lê Quốc Hùng. Ảnh: Internet

Ngoài ra, chúng ta còn cần thực hiện biện pháp súc họng. Đây được đánh giá là ‘chốt chặn’ trong phòng chống nCoV

Theo BS. Hùng: Khi đi vào vùng hầu họng, virus SASR-CoV-2 sẽ gây bệnh viêm đường hô hấp cấp rồi tới niêm mạc và nhân số lượng lên. Khi nó đã lớn mạnh cả về số lượng lẫn cấu trúc thì sẽ phá vỡ tế bào và tràn ra ngoài. Mỗi con virus sẽ lại tìm cách chui vào một tế bào mới và tiếp tục sinh sôi. Đây được gọi là giai đoạn ủ bệnh. Lúc này, người mang virus hầu như không có triệu chứng nên người khác không nhận biết được. Tuy nhiên, họ vẫn mang mầm bệnh nên hoàn toàn có thể ‘âm thầm lặng lẽ’ lây bệnh cho người khác.

Để phòng tránh, chúng ta cần ngăn chặn virus xâm nhập vào vùng hầu họng. Ngoài các biện pháp của Bộ Y tế như đeo khẩu trang, giãn cách 2m, rửa tay thường xuyên… BS Hùng khuyến cáo người dân có thể dùng cách súc họng với dung dịch sát khuẩn. Việc này nhằm hạn chế sự xâm nhập của virus vào hầu họng.

Tuy nhiên, mỗi loại virus có một khả năng khác nhau, có loại tác dụng chỉ kéo dài trong 1 – 2 tiếng nhưng có những loại thì tác dụng có thể dài hơn 4 tiếng. Vì thế, khi súc họng mọi người cần nắm vững một số nguyên tắc sau:

+ Súc họng chứ không súc miệng nên bạn cần cố gắng để dung dịch xuống sâu nhất có thể ở vùng cổ họng.

+ Mỗi lần súc bạn chỉ cần 5ml là đủ, càng nhiều sẽ càng khó đưa dung dịch xuống sâu

+ Khi súc họng, mỗi lần cần khoảng 2 phút với 3 lần đưa xuống họng, mỗi lần 15s. Sau khi súc xong, bạn nhổ nước ra và để nguyên, không dùng nước lọc súc lại.

+ Nên súc họng trước khi đi ra ngoài và ngay sau khi về nhà hoặc sau khi tiếp xúc gần với người khác.

+ Với người trong vùng dịch thì súc định kỳ theo thời gian tác dụng của dung dịch súc họng.

Cuối cùng, BS Hùng nhấn mạnh: Không ai được chủ quan nghĩ nút chặn sau cùng này có thể thay thế các biện pháp khác được. Hiệu quả phòng dịch là sự phối hợp đồng bộ tất cả các biện pháp.

Nguồn: Tổng hợp

Tags:
Sαᴜ 3 ɫɦáпg ɓiếɫ ᴜпg ɫɦư gαп, ɫɦαпɦ пiêп 28ɫ qᴜα ᵭời, BS ɫiếc пᴜối 'мóп ăп kɦoái kɦẩᴜ ᵭã ɦại αпɦ'

Sαᴜ 3 ɫɦáпg ɓiếɫ ᴜпg ɫɦư gαп, ɫɦαпɦ пiêп 28ɫ qᴜα ᵭời, BS ɫiếc пᴜối 'мóп ăп kɦoái kɦẩᴜ ᵭã ɦại αпɦ'

Hồi ɫɾước, мìпɦ cứ ɫưởпg пɦữпg пgười мắc ɓệпɦ gαп ɫɦườпg ℓà пgười ɫɦᴜộc ɫầпg ℓớρ ɫɾᴜпg пiêп ʋà cαo ɫᴜổi cơ. Ấy ɫɦế мà kɦôпg ρɦải ᵭâᴜ пɦα các мẹ, kể cả пɦữпg пgười ɫɾẻ ɫᴜổi cũпg có ɫɦể ɓị ɓệпɦ gαп. Mà ɫɦói qᴜeп ăп ᴜốпg ℓiêп qᴜαп ɾấɫ пɦiềᴜ ℓᴜôп.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất