Gặp nhau mới 5 ngày, chàng Mỹ vội vàng “chốt đơn“ cô gái Đà Nẵng, rước luôn sang New York
Mộng Tiên như trúng tiếng sét ái tình với chàng kỹ sư Mỹ cao lớn. Còn Baliva, chỉ sau vài buổi đi chơi, đã quyết định đón cô gái Đà Nẵng sang New York sinh sống.
10:05 02/12/2022
Trước khi gặp chồng, anh Francisco Antonio Baliva, Mộng Tiên không nghĩ nhiều về "giấc mơ Mỹ". Cô gái trẻ tuổi hồn nhiên sống với tuổi thanh xuân. Còn Baliva cũng chưa mặn mà với việc kết hôn. Vậy mà lời mai mối tưởng như vu vơ đã khiến dự định cuộc đời họ thay đổi.
Quen nhau nhờ mai mối, gặp 5 ngày đã chốt cưới
Cô ruột của Mộng Tiên là bạn bè với mẹ của Baliva. Chuyện phiếm qua lại, mẹ Baliva tỏ ra chút lo lắng khi cậu con trai ngoài 30 mà chưa nhắc đến chuyện kết hôn. Vừa hay cô của Mộng Tiên đang có một đứa cháu đến tuổi cập kê. Họ nảy sinh ý định mai mối con cháu của mình cho nhau, dù hai bên cách nhau tận nửa vòng Trái đất.
Trong khi mẹ và cô sốt sắng vun vào cho đôi trê, Baliva và Mộng Tiên có vẻ hờ hững. Đàng trai ngại khoảng cách xa xôi, còn đàng gái ngại cách biệt tuổi tác. Mộng Tiên sinh năm 1997, còn Baliva sinh năm 1987.
Cân nhắc một hồi, họ cũng trò chuyện bâng quơ qua mạng, có lẽ để không phật ý người nhà, và cũng vì tò mò về đối phương.
Amber Baliva (Mộng Tiên) trở thành nàng dâu nước Mỹ sau 5 ngày gặp bạn trai.
Họ tán gẫu đủ chuyện trên trời dưới bể, chuyện gia đình, công việc, thói quen, sở thích. Sự tươi trẻ, năng lượng tích cực của Mộng Tiên đã khiến chàng kỹ sư xây dựng "đổ gục". 6 tháng trò chuyện qua lại online, Baliva quyết định sang Việt Nam xem mặt bạn gái.
Ngay từ khi chạm mặt nhau ở sân bay, cả hai đã rất ấn tượng bởi ngoại hình của nhau. Hóa ra, Baliva không già như Mộng Tiên tưởng tượng, dù hơn cô đến 10 tuổi. Còn chàng kỹ sư, khỏi phải nói, bị thu hút hoàn toàn bởi vẻ ngoài khỏe khoắn, giàu sức sống của Mộng Tiên.
Cặp đôi trúng "tiếng sét ái tình" và cưới sau 5 ngày hẹn hò chóng vánh.
Họ đã quen tán gẫu qua mạng nên không gặp khó khăn để bắt chuyện với nhau. Tiên dắt bạn trai đi tắm biển, cùng ngắn hoàng hôn, bình minh, cùng nhau đi ăn hải sản. Họ cũng đi xem cầu Rồng phun lửa - một địa điểm nổi tiếng của Đà Nẵng.
5 ngày ở Việt Nam bên cô bạn gái nóng bỏng đã khiến Baliva gạt bỏ hoàn toàn những ngần ngại trước đây về khoảng cách địa lý. Anh "chốt" luôn với lòng mình là muốn lấy Tiên làm vợ.
"Lúc đó mình đang chở anh ấy đi lên chùa Linh Ứng. Lúc tới nơi ngắm biển, anh lấy nhẫn ra và hỏi là muốn làm vợ anh không. Mình đã rất bất ngờ và đồng ý luôn. Anh ấy đã nhờ ba của mình chở đi mua nhẫn và bí mật không cho mình biết.", Tiên xúc động nhớ lại.
Vài ngày sau đó, cặp đôi tổ chức lễ đính hôn tại Đà Nẵng. Thành viên tham dự chỉ có gia đình nhà gái và bạn bè của cô dâu. Đó là năm 2019.
Sau đó không lâu, Baliva đón Tiên sang New York làm đám cưới. Cho đến tận khi đó, nàng dâu mới biết mặt gia đình chồng. Cuộc ra mắt vô cùng suôn sẻ bởi gia đình Baliva rất ấm áp, đặc biệt là mẹ chồng của Mộng Tiên.
Sống vui tại thành phố đắt đỏ nhất nước Mỹ
Mộng Tiên kể lại, giai đoạn hồi hộp nhất của cuộc hành trình sang Mỹ, đó là xin visa. Việc xin visa sang Mỹ, đặc biệt là diện vị hôn thê/vị hôn phu/vợ chồng vốn rất khó. Cùng buổi phỏng vấn với vợ chồng Tiên, cũng có rất nhiều người trượt visa.
Từ Đà Nẵng, Tiên và Baliva đi cùng nhau vào TP. HCM đi phỏng vấn. Họ chuẩn bị nhiều ảnh chụp, giấy tờ để chứng minh mối quan hệ. "Nhưng thật lạ là họ không hỏi gì nhiều. Mình nghĩ, có lẽ sự có mặt của chồng mình hôm đó và tương tác, biểu hiện của hai đứa với nhau đã khiến người ta đã biết là chúng mình có yêu nhau thật hay không. Ở phòng chờ, hai đứa vô tư ngồi dựa vào nhau. Hôm đó khá nóng, mình lấy giấy quạt, lau mồ hôi cho anh, còn ạn lấy nước cho mình uống. Sau khi hỏi hỏi 3 câu: Chồng tên gì, làm nghề gì, chúng mình gặp nhau như thế nào, người phỏng vấn đã chúc mừng mình đậu visa, đủ điều kiện sang Mỹ với anh.".
Họ sống tại Rochester, New York, trong một căn nhà đậm chất Mỹ. Khi mới sang, Tiên không có bạn bè, không có gia đình, người thân nào bên cạnh nên thấy chống chếnh. Nhưng Baliva và gia đình anh luôn ở cạnh an ủi, động viên Tiên vơi bớt nỗi nhớ nhà. Khi Tiên mang thai, Baliva vô cùng xúc động. Anh chăm chút vợ từng ly từng tí, làm việc nhà để vợ bớt vất vả.
Chồng kỹ sư luôn "giành" việc bế con với vợ, chăm chỉ rửa bát, dọn nhà.
Tháng 2/2021, bé Vinny, con trai đầu lòng của cặp đôi chào đời. Baliva tự tay chăm sóc vợ và con chu đáo. Mỗi khi gia đình đi chơi, đi dạo, anh luôn ẵm bồng em bé để vợ được rảnh tay.
Về phần gia đình chồng, từ ông bà nội của chồng, bố mẹ chồng cho đến em trai đều là những người ấm áp. Hon hướng dẫn cô dâu trẻ từng bước hoà hợp với cuộc sống trên đất Mỹ.
Điều này khiến Tiên cực kỳ xúc động. "Mình mất mẹ từ 8 năm trước. Điều đó thực sự khó khăn khi mình có tổ ấm riêng. Nhất là thời điểm có con, mình càng thấu hiểu được nỗi khổ và vất vả của mẹ. Sau này, bố và chị gái thay mẹ dạy dỗ, lo toan, đùm bọc mình.".
Mẹ chồng đã trở thành người bạn tâm giao hỗ trợ tinh thần, chăm sóc Tiên trong những ngày sinh nở yếu ớt. Bà cũng rất ưng nàng dâu người Việt mà bạn mình đã làm mai cho con trai.
Hiện tại, Baliva vẫn làm công việc kỹ sư công trình, còn Mộng Tiên làm nail. Em bé Vinny đã biết bập bẹ vài chữ và có thể hiểu được cả tiếng Anh và tiếng Việt. Thỉnh thoảng, gia đình kéo nhau đi nhà hàng Việt để Tiên vơi bớt nỗi nhớ quê.
Baliva say mê người vợ kém 10 tuổi không giấu giếm. Anh san sẻ việc nhà, việc chăm con với vợ. Anh cũng không ngại tuyên bố yêu vợ, ngay cả ở phần giới thiệu trang Facebook cá nhân, anh cũng khẳng định "Đang rất yêu vị hôn thê của tôi, Tiên".
Mộng Tiên cũng có một kênh YouTube. Lúc rảnh rỗi, họ sẽ ghi lại những video chia sẻ về cuộc sống, trải nghiệm thú vị hàng ngày. Thông qua các video, cặp vợ Việt chồng Tây mong muốn lưu giữ loạt khoảnh khắc đáng nhớ cũng như giúp người thân, bạn bè của Tiên ở quê nhà có thể biết đến và dõi theo.
Mộng Tiên được chồng yêu chiều hết mực, luôn ôm hôn vợ.
Mộng Tiên đang rất hạnh phúc với cuộc sống hiện tại. Từ lần gật đầu "đại" của mình, cô đang được nếm nhiều hương vị cuộc sống, nổi bật nhất là vì ngọt ngào.
Ở nước Mỹ, tại sao nói dối lại xấυ xa hơn cả trộm cắp?
“Sự tin tưởng lẫn nhau” là quan trọng hay là không quan trọng? Nếu như trong một xã hội có một quy tắc hay một quy tắc ngầm đặt “sự tin tưởng lẫn nhau” là quan trọng thì nó là quan trọng, còn nếu trong một xã hội có một quy tắc hay một quy tắc ngầm đặt “sự tin tưởng lẫn nhau” là không quan trọng thì nó không quan trọng.